Hà Nội trong các sáng tác của Điện ảnh Công an nhân dân

Thái Kế Toại| 02/10/2020 09:09

Hà Nội trong các sáng tác của Điện ảnh Công an nhân dân
Một cảnh trong phim “Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn” của Điện ảnh CAND
Thủ đô Hà Nội là một trung tâm lớn của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hóa đồng thời cũng là một địa bàn quan trọng mang tính quyết định chiến lược về quân sự, an ninh. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan chỉ huy đầu não về quân sự và tình báo của thực dân Pháp. Trong thời kỳ Hà Nội trở thành Thủ đô của đất nước xã hội chủ nghĩa thì lại là Tổng hành dinh của các cơ quan quân sự, an ninh tình báo của ta, chỉ huy các kế hoạch tình báo phản gián cho cả miền Bắc và cách mạng miền Nam. Đây còn là một chiến trường tình báo hấp dẫn với các nước đế quốc, chính quyền Sài Gòn. 

Con người Hà Nội gồm những người sinh ra tại Hà Nội, với gốc gác lâu đời mang sẵn tinh hoa truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn vật và những người từ các địa phương cả nước hội tụ về sinh sống, làm việc. Họ có thể trở thành những chiến sĩ an ninh tình báo lý tưởng của bộ máy tình báo của ta cũng như là đối tượng câu móc hấp dẫn của tình báo địch, là chất liệu vô cùng phong phú cho văn học và điện ảnh an ninh tình báo.

Chính vì những lẽ đó, Thành phố Hà Nội, con người Hà Nội, ngoài việc trở thành đề tài sáng tạo cho văn học nghệ thuật (VHNT) nói chung còn là chất liệu hấp dẫn cho VHNT của lực lượng công an trong đó có Điện ảnh Công an nhân dân (CAND). Từ khi ra đời đến nay trong hơn 50 năm hoạt động Điện ảnh CAND luôn luôn gắn bó với con người và địa bàn Hà Nội. Có thể thấy điều đó, hình ảnh đậm nét Hà Nội qua hàng chục vạn mét phim tư liệu nhựa và hàng trăm bộ phim tài liệu, phim truyện của các nghệ sĩ Điện ảnh CAND. Chất liệu con người và mảnh đất Hà Nội thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của Điện ảnh CAND, dù là tác phẩm về những chiến dịch phản gián, tình báo xảy ra từ các địa phương cực Nam Tổ quốc. Chất liệu con người và mảnh đất Hà Nội còn xuất hiện trọn vẹn trong hàng chục tác phẩm phim tài liệu và phim truyện trong danh mục sáng tác từ 1965 đến nay.

Phản ánh lịch sử và chiến tranh cách mạng Điện ảnh CAND có các phim tài liệu “Vụ án Ôn Như Hầu”, “Bộ trưởng của chúng tôi”, “Người trong truyện”; phim truyện “Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn”, “Tội và tình”, “Điệp vụ thứ nhất”, “Mùa hạ không quên”.

Đáng chú ý nhất là bộ phim truyện video 2 tập “Điệp vụ thứ nhất” dài 150 phút được thực hiện công phu như một phim truyên nhựa với kinh phí lớn và sự chuẩn bị nhiều năm. Nhân vật chính của phim là một nữ chiến sĩ tình báo xuất thân từ một nữ sinh hoa hậu Hà Nội, hy sinh hạnh phúc cá nhân hoạt động trong cơ quan chỉ huy quân đội Pháp khám phá và chuyển được ra chiến khu Việt Bắc kế hoạch tấn công Việt Bắc của Trung tướng Sa Lăng. Chiến công của nữ điệp viên Kiều Mai đã đóng góp quan trọng vào chiến thắng lịch sử Thu Đông Việt Bắc tháng 10/1947, góp phần bảo vệ an toàn cho Chủ tịch Hồ Chủ tịch và Chính phủ kháng chiến của ta. Cùng với Kiều Mai tạo nên chiến tích lịch sử đó còn có những chiến sĩ trinh sát, cán bộ chỉ huy điệp báo Hà Nội vốn xuất thân từ những học sinh, thanh niên yêu nước, mưu trí, giàu lòng quả cảm. Ngoài nội dung chính trị nghiệp vụ bộ phim truyện “Điệp vụ thứ nhất” còn là một hoài niệm về vẻ đẹp quá khứ của Thủ đô. Bộ phim đã tái hiện được không khí cuộc sống Hà Nội những năm 1945 - 1947, những đường phố cũ, những biệt thự cổ, nhà thờ Cửa Bắc, chùa cổ Kim Liên, những đồ vật sinh hoạt, trang phục quý phái, phong cách các cô gái tân thời, những làng cổ ngoại thành đều toát lên một vẻ đẹp Hà Nội cổ kính, duyên dáng, trầm mặc.

Sau “Điệp vụ thứ nhất”, Điện ảnh CAND còn làm tiếp bộ phim truyện “Mùa hạ không quên” với bối cảnh Hà Nội 1945 - 1946. Một lần nữa đạo diễn Nguyễn Quang và họa sĩ Dân Nam đã tái hiện được cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt của các chiến sĩ công an khám phá vụ án phố Ôn Như Hầu trong những bối cảnh đặc trưng của con người và cảnh sắc Hà Nội.

Về đề tài hiện tại, các tác phẩm của Điện ảnh CAND phản ánh nhiều màu nhiều vẻ hiện thực và con người Hà Nội trên lĩnh vực bảo về anh ninh trật tự. Khi là vấn đề hạnh phúc gia đình và giáo dục trẻ em hư hỏng sa ngã tạo điều kiện cho các cháu trở thành người có ích (phim tài liệu “Nỗi đau và hy vọng”); khi là vấn đề cải tạo tệ nạn xã hội (phim truyện “Giá như yêu được một người”)… Nổi bật trong các tác phẩm đó là hình ảnh các chiến sĩ công an luôn luôn tận tâm phục vụ cuộc sống bình yên của nhân dân (phim tài liệu “Chuyện ngày thường”), luôn luôn dũng cảm xông xáo tấn công truy bắt tội phạm (phim tài liệu “Trinh sát chống ma túy”).

Ở một khía cạnh khác, những chiến sĩ công an trên lĩnh vực thể dục thể thao, những người Hà Nội tài hoa lại là những tấm gương luyện tập đầy nghị lực và đã vươn tới những đỉnh cao chiến thắng mang về vinh quang cho đất nước (phim tài liệu “Vươn tới những đỉnh cao”).

Các tác phẩm về Hà Nội và con người Hà Nội của Điện ảnh CAND đã phản ánh được cuộc đấu tranh sinh động phức tạp của cuộc chiến đấu bảo vệ an ninh Tổ quốc và cuộc sống bình yên của nhân dân của lực lượng công an và quần chúng nhân dân, đã góp phần truyên truyền trong phạm vi cả nước và quốc tế một phần hình ảnh cuộc sống, văn hóa Hà Nội.

Với những đặc điểm nói trên Điện ảnh CAND còn rất nhiều tư liệu và kịch bản về đề tài Hà Nội. Nhưng do những khó khăn khách quan, nhất là về kinh phí, do tỷ lệ yêu cầu truyên truyền chung, nhiều dự định của Điện ảnh CAND vẫn còn chưa thực hiện được. Cũng như nhiều cơ sở điện ảnh Trung ương và các ngành trên địa bàn Hà Nội, việc tuyên truyền về Hà Nội là lẽ đương nhiên, là nhiệm vụ chính trị của Điện ảnh CAND nhưng nếu như chính quyền Hà Nội, cơ quan quản lý VHNT của Hà Nội biết phát huy mạnh mẽ tiềm lực, năng lực sáng tạo đó cũng như với Điện ảnh quân đội và các cơ sở điện ảnh, truyền hình Trung ương thì các tác phẩm điện ảnh về Hà Nội sẽ phong phú hơn nhiều. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động ý nghĩa
    Hòa chung không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động điểm nhấn, quảng bá hình ảnh Thủ đô và liên kết với các địa phương để phát triển du lịch Thành phố nói riêng, đất nước nói chung.
  • Khánh thành cầu Thiên Trường biểu tượng mới TP Nam Định
    Ngày 19/5, UBND thành phố Nam Định đã khánh thành cầu Thiên Trường - công trình giao thông trọng điểm bắc qua sông Đào, nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hà Nội trong các sáng tác của Điện ảnh Công an nhân dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO