Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò là đầu tàu kinh tế

Thủy Tiên/KTĐT| 28/11/2017 12:12

Sáng 28/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì Hội nghị giao ban của UBND TP Hà Nội tháng 11 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 12 năm 2017.

Cùng dự có các Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Doãn Toản.

Kinh tế tăng trưởng khá, đạt 8,5%
Tại Hội nghị, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2017 của Hà Nội đạt được kết quả khá toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá, hoàn thành kế hoạch đề ra, đạt 8,5%.
Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tăng 8,5% (cách tính mới tăng 7,3%). Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7%. Thị trường ổn định, chỉ số giá tiêu dùng bình quân ước tăng 3,05-3,11%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ ước tăng 10,3%; tín dụng ngân hàng phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa và vốn cho sản xuất.
Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 11,54 tỷ USD, tăng 8%. khách du lịch ước đạt 23,83 triệu lượt người, tăng 9%. Trong đó, khách quốc tế 4,95 triệu lượt, tăng 23%.
Thu ngân sách trên TP Hà Nội năm 2017 vượt kế hoạch: Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 207,628 nghìn tỷ đồng, bằng 101,4% dự toán, tăng 15,7% so thực hiện năm 2016. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 75,205 nghìn tỷ đồng.
TP quyết liệt chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề án xây dựng nông thôn mới (NTM). Đã có thêm 2 huyện Thanh Trì, Hoài Đức đạt chuẩn NTM nâng tổng số lên 4 huyện NTM. Thêm 30 xã đạt chuẩn, nâng tổng số lên 285 xã NTM, đạt 73,8%.
Thu hút vốn đầu tư tăng cao, chỉ số PCI tăng 10 bậc, xếp thứ 14/63 tỉnh, thành, cao nhất từ trước tới nay. Tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng đạt xấp xỉ 100%; DN kê khai thuế điện tử đạt 98%; thủ tục hải quan điện tử đạt 100%. Phê duyệt chủ trương đầu tư 160 dự án vốn ngoài ngân sách trị giá 110 nghìn tỷ đồng; vốn đăng ký FDI cả cấp mới và tăng vốn ước đạt 3,356 tỷ USD.
Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét: Cấp đăng ký doanh nghiệp cho 25.160 DN, tăng 11%, vốn đăng ký 240 nghìn tỷ đồng (tăng 4%), lũy kế số DN trên địa bàn là 231,92 nghìn DN.
Quản lý đô thị được đẩy mạnh
Rà soát, kiểm tra số lượng các trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện về mặt bằng. Tích cực kiểm tra các công trình xây dựng; quyết liệt xử lý vi phạm các trường hợp "siêu mỏng, siêu méo" tồn từ trước 2016.
Tiếp tục thực hiện Chương trình “Một triệu cây xanh”, lũy kế đã trồng được 462 nghìn cây, đạt 46,2% mục tiêu. Thi công hạ ngầm tại 41/56 tuyến phố theo kế hoạch giai đoạn 1, trong đó 16 tuyến cơ bản hoàn thành.
Văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển
Về giáo dục, có thêm 100 trường đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ đạt 62,5%). Thực hiện tuyển sinh trực tuyến mầm non, lớp 1, lớp 6; ứng dụng sổ điểm điện tử cho trường học; hợp tác quốc tế trong giáo dục - đào tạo được đẩy mạnh.
Về y tế, đã đưa khoảng 30 kỹ thuật, công nghệ mới vào chẩn đoán và điều trị. Đã thiết lập hơn 859 nghìn hồ sơ điện tử phục vụ khám và theo dõi sức khỏe toàn dân. Tổ chức khám sàng lọc phát hiện ung thư sớm đại trực tràng miễn phí cho người dân từ 40 tuổi trở lên.
“Năm kỷ cương hành chính 2017” có chuyển biến rõ nét. Chỉ số Cải cách hành chính xếp thứ 3 cả nước, tăng 6 bậc. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo được quan tâm giải quyết đúng thẩm quyền.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước được triển khai đồng bộ. Đưa vào vận hành 456 dịch vụ công trực tuyến, ước đạt 55%. Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin đứng thứ 2/63 tỉnh, thành.
Quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo, đối ngoại được mở rộng. Tham gia các sự kiện đối ngoại về chính trị, kinh tế, văn hóa trong và ngoài nước như: Các sự kiện APEC; Hội nghị Thượng đỉnh các TP Thế giới; Diễn đàn Thị trưởng các TP trên Thế giới (WCS)...
Hỗ trợ Campuchia đầu tư xây dựng Đại lộ hữu nghị Hà Nội - Phnôm Pênh, hỗ trợ Lào đầu tư xây dựng trường Chính trị - Hành chính Viêng chăn. Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cán bộ chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1.
Nhìn chung, tất cả các chỉ tiêu phát triển KT-XH của TP Hà Nội đều hoàn thành và vượt kế hoạch, phù hợp tình hình phát triển chung của cả nước. Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò là một đầu tàu kinh tế của cả nước.
Bên cạnh kết quả nêu trên, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: Hạ tầng đô thị, khắc phục úng ngập, ùn tắc giao thông, kiểm soát và xử lý nước thải, rác thải, ô nhiễm môi trường chưa tốt. Hiện tượng tái lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, vi phạm về biển hiệu có lúc, có nơi còn diễn ra. Trên địa bàn còn để xảy ra dịch bệnh như sốt xuất huyết kéo dài. Công tác cải cách hành chính bước đầu có chuyển biến, song tính chủ động trong tham mưu, đề xuất của một số cơ quan, đơn vị tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức, DN, cá nhân chưa cao. Cháy, nổ, tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp…
Năm 2018: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị”
Để khắc phục những tồn tại trên và thực hiện năm “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị”, năm 2018, TP đặt ra mục tiêu tổng quát là: Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế; đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống Nhân dân. Thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị, xây dựng NTM và bảo vệ môi trường. Đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Bài liên quan
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò là đầu tàu kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO