Hà Nội: Thông qua Nghị quyết về giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường

Theo kinhtedothi.vn | 04/07/2017 14:45

Ngày 4/7/2017, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết về Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2030, với 91,35 % tổng số đại biểu HĐND TP.

 Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, trên địa bàn Thành phố có khoảng hơn 5, 2 triệu xe máy, gần 486 nghìn ô tô (chưa kê khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, Thành phố khác tham gia giao thông), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2016 của ô tô là 10,2%/năm, của xe máy là 6,7%/năm.
Với số lượng phương tiện trên, nếu tính hệ số đồng thời hoạt động là 60% số ô tô, xe máy lưu thông trên đường đô thị với vận tốc 20 km/h thì diện tích chiếm dụng vượt 1,34 lần so với năng lực của hệ thống đường đô thị (trong khu vực trung tâm là 3,72 lần). Vì vậy, ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô và các cửa ngõ ra vào TP Hà Nội ngày càng diễn ra nghiêm trọng trong giờ cao điểm và ngày lễ, tết.
UBND TP đề ra các giải pháp như: Giải pháp quản lý số lượng phương tiện tham gia giao thông; Giải pháp quản lý về chất lượng phương tiện tham gia giao thông; Giải pháp quản lý phạm vi hoạt động của phương tiện tham gia giao thông; Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng; Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý; Giải pháp tăng cường công tác quản lỷ nhà nước về giao thông vận tải.
Đáng chú ý, về giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng, UBND TP đưa ra giải pháp: Nghiên cứu ban hành các quy định nhằm khuyến khích thu hút đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, BRT, Mono rail, buýt bằng hình thức hợp tác công tư (PPP) nhằm phát triển nhanh, đồng bộ.
Rà soát, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, tiếp tục trợ giá đối với vận tải hành khách công cộng; Có chính sách hỗ trợ khuyến khích đối với người sử dụng phương tiện giao thông công cộng cho các nhóm đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đối tượng cán bộ công chức, viên chức, người lao động để thu hút nâng cao tỷ lệ sử dụng vận tải hành khách công cộng góp phần giảm phương tiện giao thông cá nhân.
Giám sát chặt chẽ chất lượng dịch vụ và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng vi phạm các quy định trong quá trình khai thác.
Về lộ trình thực thực hiện các giải pháp, triển khai đồng bộ, linh hoạt các nhóm giải pháp chia thành 03 giai đoạn: Giai đoạn 2017-2018: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Giai đoạn 2017 - 2020: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ đối với những khu vực, tuyến phố ùn tăc thường xuyên, nghiêm trọng.
Giai đoạn 2017 - 2030: Từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đến năm 2030 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận.
Thảo luận tại hội trường trước khi thông qua Ngị quyết, Đại biểu Nguyễn Thanh Bình (Sóc Sơn), cho rằng đây là đề án có tính đột phá và thể hiện sự quyết tâm của TP Hà Nội về quản lý phương tiện giao thông và xây dựng hệ thống giao thông. Đây là đề án có tác động lan tỏa lớn đối với hệ thống các cơ quan, tổ chức và người dân, nhất là trong vấn đề quản lý phạm vi hoạt động của các phương tiện giao thông. Do đó đề án cần nghiên cứu tác động, ảnh hưởng đến người dân về sinh hoạt của người dân cũng như vấn đề quy hoạch thiết kế đô thị... Bởi giai đoạn trước đây, quy hoạch giao thông Hà Nội phù hợp với các phương tiện giao thông xe máy nhiều hơn là các loại phương tiện giao thông công cộng, ô tô.
Tại ý kiến thảo luận, ngoài vấn đề quản lý phương tiện ô tô, xe máy, phát triển vận tải hành khách công cộng như trong đề án, Đại biểu cũng đề xuất bổ sung nội dung nên khuyến khích người dâ sử dụng xe đạp, nhất là người dân có nhu cầu đi lại trong quãng đường di chuyển ngắn, khu đô thị, khu dân cư...
Ngoài ra, trong phân công tổ chức thực hiện nên bổ sung thêm nhiều cơ quan đơn vị nữa như MTTQ, Đoàn thanh niên, Tổng công ty vận tải...
Đại biểu Trần Việt Anh (Ba Đình) cho rằng, đề án đã lựa chọn được 6 giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của Hà Nội trong giai đoạn này. Theo Đại biểu, xu thế trên thế giới ưu tiên phương tiện giao thông thân thiện môi trường, giao thông sạch, vì vậy các nhà quản lý phải đi trước một bước để phát triển giao thông sạch như các trạm dừng đỗ kết hợp hệ thống sạc điện.
Đại biểu Phạm Đình Đoàn (Hoàng Mai) đề xuất Hà Nội miễn phí đi xe buýt. “Bởi nếu so sánh với sự mất mát do tắc đường, ô nhiễm môi trường một năm đến nửa tỷ đô la thì chi phí đầu tư cho phương tiện công cộng là cần thiết. Từ đó, tạo thói quen cho người dân Thủ đô đi phương tiện công cộng”, Đại biểu phân tích. Ngoài ra, Đại biểu cho rằng, việc điều chỉnh giờ làm, giờ học cũng rất cần thiết, đây là giải pháp ngắn hạn hiệu quả giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.
Cũng tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Đức (quận Thanh Xuân), cho rằng, đây là dự án tổng thể, đáp ứng được nguyện vọng của cử tri cả nước và bạn bè quốc tế về vấn đề rất nóng của Hà Nội.
Đại biểu đề xuất thêm các giải pháp như: TP ưu tiên xây dựng TP thông minh và giao thông minh; xây dựng hệ thống giao thông đường thủy nội địa; tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ như phân tuyến, mở rộng điểm đỗ; hoàn thiện giao thông ngoại thành; kiến nghị với Chính phủ quyết liệt chỉ đạo di dời các công ty, đơn vị ô nhiễm ra ngoại thành; xây dựng các trạm dừng đỗ kết hợp với vệ sinh xe trước khi vào TP...
Sau phần thảo luận của các đại biểu, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện giải trình thêm các vấn đề đại biểu băn khoăn. Trong đó, UBND TP tiếp thu các ý kiến đại và nghiên cứu triển khai trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Thông qua Nghị quyết về giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO