Hà Nội: Phòng chống dịch bệnh với tinh thần "chống dịch như chống giặc''

Sơn Dương| 11/05/2021 10:19

Sáng ngày 11/5, UBND Tp Hà Nội đã ra Chỉ thị số 12/CT-UBND Về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thủ đô. với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, chủ động tấn công, thực hiện “quyết liệt hơn nữa”, “thần tốc hơn nữa” trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. .

Với tiình hình những ngày qua  dịch COVID-19 có diễn biến hết sức phức tạp và khó lường, Thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai các biện pháp bài bản, khoa học, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả, trúng, đúng với diễn biến dịch bệnh. Đến nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội còn một số ổ dịch diễn biến phức tạp, các địa phương giáp ranh Thành phố liên tiếp ghi nhận nhiều ca nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt có chùm ca bệnh mang biến thể SARS-CoV-2 nguồn gốc từ Ấn Độ, Anh với tốc độ lây lan rất nhanh, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đang ở mức rất cao. Do đó, nhằm thực hiện kết luận chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội tại hội nghị Thường trực Thành ủy quán triệt chỉ đạo Ban chỉ đạo Thành phố, cấp ủy, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở về công tác phòng chống dịch COVID-19. Để chủ động ngăn chặn, kiểm soát tình hình, khống chế lây lan của dịch bệnh, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn và Nhân dân Thủ đô tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 05/5/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố và thực hiện một số nội dung sau:

1. Mục tiêu cao nhất vì sức khỏe, tính mạng và sự bình yên của Nhân dân, tập trung ưu tiên phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, chủ động tấn công, thực hiện “quyết liệt hơn nữa”, “thần tốc hơn nữa” công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Người đứng đầu các quận, huyện, thị xã, các xã phường thị trấn, các  đơn vị  phải là những “tư lệnh” trên mặt trận chống dịch. Phát huy tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (là phải tỉnh táo, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành, xử lý tình huống dựa trên thực tiễn, không để một người chủ quan, cả xã hội phải vất vả. Thực hiện giãn cách, phong tỏa khi cần thiết theo hướng dẫn của ngành y tế, không cực đoan, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội; người đứng đầu các cấp phải vào cuộc với tinh thần cao nhất, mỗi quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn là một pháo đài, mỗi người dân là 1 chiến sĩ, là 1 thành viên của pháo đài để thực hiện phòng chống dịch).

Tiếp tục thực hiện tốt phương châm: Phát hiện kịp thời, thần tốc truy vết, tăng cường xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch triệt để, thực hiện tốt thông điệp 5K, huy động cả hệ thống chính trị, nhân dân cùng vào cuộc, chung tay phòng chống dịch trên tinh thần 4 tại chỗ và thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo để chỉ đạo kịp thời; làm chủ trong công tác phòng, chống dịch trong thời gian sớm nhất; tuyệt đối không để sót, không bỏ lọt F1, F2 và các ca nghi ngờ.

2. Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung đông người không cần thiết, trường hợp thực sự cấp thiết do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và chỉ được bố trí tối đa 50% chỗ ngồi trong hội trường, phòng họp, đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu 2m và các biện pháp: Đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, khử khuẩn. Không tụ tập quá 10 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và các địa điểm phục vụ công tác bầu cử; thực hiện nghiêm thông điệp 5K và các biện pháp phòng chống dịch. Người đứng đầu các cấp, các đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm trước Thành phố nếu để xảy ra vi phạm.

3. Các cửa hàng ăn, uống trong nhà phải đảm bảo giãn cách chỗ ngồi tối thiểu 2m. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống xung quanh các bệnh viện chỉ được bán hàng mang về. Riêng khu vực xung quanh Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều và các bệnh viện khi xuất hiện ổ dịch: Tạm dừng hoạt động các dịch vụ kinh doanh ăn uống, cửa hàng tạp hóa; đóng cửa các khu nhà trọ (phạm vi khu vực, thời gian dừng các hoạt động do Ban chỉ đạo các quận, huyện chủ động quyết định dựa trên tình hình thực tế của địa bàn).

4. Siết chặt toàn bộ quy trình phòng chống dịch tại các cơ sở khám chữa bệnh và các hoạt động tại khu vực xung quanh nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn phòng chống dịch. Yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm quy định về Bệnh viện an toàn và Phòng khám an toàn theo quy đúng định của Bộ Y tế. Một bệnh nhân nặng chỉ cho phép 01 người chăm sóc, không thăm bệnh nhân tại các bệnh viện trên địa bàn. Tăng cường công tác khám chữa bệnh từ xa và tăng cường khám điều trị ngoại trú, hạn chế tiếp nhận điều trị nội trú nếu ko cần thiết.

5. Trên cơ sở tình hình dịch bệnh cụ thể tại địa phương như số ca mắc, khả năng lây lan, đặc điểm cụ thể tại nơi xuất hiện ca bệnh… Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, thị xã quyết định việc phong tỏa theo quy mô thôn, xóm, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn, nhà chung cư cao tầng… theo phương châm phong tỏa hẹp nhưng kiểm soát quản lý chặt.

6. Các đơn vị từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn phải rà soát lại, điều chỉnh phương án phòng chống dịch phù hợp với tình hình thực tế; nâng công suất, năng lực về truy vết, cách ly, xét nghiệm, điều trị… chuẩn bị sẵn sàng trong tình huống dịch bệnh lan rộng. Các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát lập, kích hoạt các khu cách ly tập trung để sẵn sàng tiếp nhận cách ly đối tượng F1 trên địa bàn. Về nhân lực thực hiện nhiệm vụ tại các khu cách ly tập trung giao: Lực lượng quân đội là nòng cốt, lực lượng công an, y tế, phối hợp triển khai các nhiệm vụ trong khu cách ly tập trung.

7. Các cấp, các ngành theo chức năng nhiệm vụ và địa bàn quản lý và chuyên ngành quản lý tăng cường kiểm tra thường xuyên và đột xuất, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch, nhập cảnh trái phép... Những nơi nào làm chưa tốt cần chấn chỉnh và yêu cầu lập tức khắc phục, sửa chữa ngay.

Người đứng đầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại đơn vị và trên địa bàn phụ trách; không ra khỏi Thành phố (trường hợp đặc biệt phải xin ý kiến cấp trên); chịu trách nhiệm theo quy định nếu để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình mắc bệnh COVID-19 do lỗi lơ là, chủ quan, không gương mẫu tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, không kiểm soát tốt, buông lỏng quản lý. Xử lý nghiêm người đứng đầu và các trường hợp liên quan nếu để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Tích cực tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, nhất là những điển hình “người tốt, việc tốt”, nhân rộng cách làm hay, sáng tạo.

8. Chính quyền các cấp phải xây dựng phương án/kịch bản chi tiết, với từng tình huống cụ thể, huy động toàn bộ lực lượng tham gia nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về công tác phòng, chống dịch cho công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Phòng chống dịch bệnh với tinh thần "chống dịch như chống giặc''
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO