Chuyển động Hà Nội

Hà Nội phê duyệt 191 tuyến đường, phố được trông giữ phương tiện giao thông

Văn Thiện 18/12/2024 12:06

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6440/QĐ-UBND ngày 16/12/2024 phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

egkgulpt.png
(ảnh minh hoạ: Việt Linh)
phi-trong-giu-xe.jpg
Hà Nội phê duyệt 191 tuyến đường, phố được trông giữ phương tiện giao thông. (Ảnh minh hoạ: Quỳnh Anh)

Theo đó, Thành phố Hà Nội ban hành thêm danh sách gồm 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông. Cụ thể, quận Hoàn Kiếm có 20 tuyến, quận Hai Bà Trưng 19 tuyến, quận Ba Đình 13 tuyến, quận Đống Đa 11 tuyến, quận Cầu Giấy 29 tuyến, quận Thanh Xuân 2 tuyến, quận Nam Từ Liêm 17 tuyến, quận Bắc Từ Liêm 14 tuyến, quận Hoàng Mai 20 tuyến, quận Hà Đông 21 tuyến, quận Tây Hồ 2 tuyến, quận Long Biên 21 tuyến, huyện Thanh Trì 1 tuyến, huyện Sóc Sơn 1 tuyến.

Như vậy, cùng với 43 tuyến đường, phố đã được cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, phố để trông giữ phương tiện giao thông từ trước đó, cho đến nay, Hà Nội có tổng cộng 234 tuyến đường, phố cho phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ.

UBND Thành phố cũng ban hành 2 tiêu chí trông giữ phương tiện giao thông trên hè phố, lòng đường:

Tiêu chí thứ nhất là về việc tổ chức trông giữ phương tiện giao thông dưới lòng đường, phố: Không tổ chức trông giữ phương tiện trên quyến quốc lộ đi qua đô thị, không gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động của hai bên đường phố; đường rộng 10,5m cho phép trông giữ xe 1 bên; đường rộng từ 14m cho phép giữ xe 2 bên.

Tiêu chí thứ hai là về việc tổ chức trông giữ phương tiện giao thông đường bộ trên hè phố: Không trông giữ xe trước mặt tiền của các nơi công sở, một số tuyến phố đặc thù. Vị trí hè phố tổ chức trông giữ xe phải có kết cấu đảm bảo khả năng chịu tải trọng phương tiện, lối ra, vào đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị; hạn chế khung giờ cao điểm 6h - 9h và 16h - 19h30.

UBND Thành phố giao Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan thực hiện việc cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông giữ phương tiện giao thông theo đúng quy trình, quy định.

UBND quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt danh mục các tuyến đường, phố, hè phố trên địa bàn được giao quản lý theo phân cấp, được sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ./.

Bài liên quan
  • Thủ đô Hà Nội có đủ tiềm lực để bước vào “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
    Sáng 17/12, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và thông tin tình hình kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội quý IV năm 2024 tới các đội ngũ văn nghệ sỹ Thủ đô. Hơn 300 đại biểu đại diện cho văn nghệ sỹ Thủ đô thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tham dự Hội nghị.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội phê duyệt 191 tuyến đường, phố được trông giữ phương tiện giao thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO