Hà Nội: Gần 80% người nhiễm HIV còn sống biết tình trạng của mình được quản lý

Thạch Vũ| 29/10/2022 16:57

Đến nay, Hà Nội thực hiện chỉ tiêu phát hiện người nhiễm HIV (mục tiêu 1) đạt 79,6% người nhiễm HIV còn sống biết tình trạng nhiễm HIV của mình được quản lý.

Số liệu từ Sở Y tế Hà Nội về Chương trình phòng chống HIV/AIDS cho biết, tính đến 30/9, thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90, TP thực hiện chỉ tiêu phát hiện người nhiễm HIV (mục tiêu 1) đạt 79,6% người nhiễm HIV còn sống biết tình trạng nhiễm HIV của mình được quản lý (19.789/25.000); 243/950 (25,6%) ca nhiễm HIV mới phát hiện.

Chỉ tiêu điều trị ARV (mục tiêu 90 thứ 2) là 550 người nhiễm được điều trị ARV, đạt 64,3% so chỉ tiêu kế hoạch 2022 (855 người nhiễm HIV cần được điều trị). Số người nhiễm HIV đang điều trị ARV là 13.252/14.318 người đạt 92,6% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2022.

Chỉ tiêu 90 thứ 3 đạt 98,4% (4.277/4.348) bệnh nhân có kết quả xét nghiệm tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế 1000 cp/ml máu.

Thời gian qua, TP đã duy trì điều trị Methadone tại 21 cơ sở (17 cơ sở thuộc ngành y tế, 4 cơ sở thuộc ngành LĐTB&XH quản lý), đang điều trị cho 4.955 bệnh nhân, đạt 92,6% so với chỉ tiêu giao.

z3837958323622_841099bdbf3f0751fbb6df6c37a19088.jpg

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương yêu cầu thời gian tới, các Trung tâm y tế tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát HIV/AIDS tại các bệnh viện nhằm phát hiện sớm các đối tượng mắc. Thực hiện rà soát lại các chỉ tiêu mà Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) giao sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, sự phối hợp của mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến cần chặt chẽ, hiệu quả.

Để hướng tới kiểm soát dịch HIV/AIDS bền vững vào năm 2030, Việt Nam đã đặt mục tiêu 95% người nhiễm HIV biết được tình trạng của mình để từ đó người bệnh được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.

Trong khi các nhóm đối tượng như tiêm chích ma túy, gái mại dâm tỷ lệ người nhiễm HIV đang có xu hướng ổn định và giảm dần nhờ các biện pháp can thiệp giảm hại cũng như chương trình điều trị methadone… nhóm MSM lại nổi lên như một "thách thức không nhỏ" đối với hoạt động phòng chống HIV của Việt Nam.

Theo Trưởng Phòng Giám sát và xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế Võ Hải Sơn, xét nghiệm HIV là then chốt trong chiến lược lấy điều trị làm dự phòng. Nghĩa là khi người nhiễm HIV được xét nghiệm, phát hiện và được điều trị sớm làm cho tải lượng virus HIV ức chế thì nguy cơ lây truyền HIV cho người khác đặc biệt trong nhóm MSM sẽ giảm đi nhiều lần. Nếu đến tải lượng virus đạt được dưới ngưỡng phát hiện ngưỡng thì gần như người đó không còn nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục.

Vì vậy, Bộ Y tế đang đẩy mạnh công tác xét nghiệm, đặc biệt nhóm MSM với đa dạng các mô hình xét nghiệm khác nhau.

Thứ nhất: xét nghiệm tại các cơ sở y tế, khi người dân có triệu chứng hoặc có hành vi nguy cơ liên quan đến khả năng lây nhiễm HIV, ngành y tế tư vấn họ tự nguyện làm xét nghiệm HIV.

Thứ hai: xét nghiệm dựa vào các tổ chức cộng đồng, thông qua nhóm đồng đẳng viên, những người trong cùng mạng lưới xã hội của họ triển khai xét nghiệm HIV tại cộng đồng.

Thứ ba: tự xét nghiệm HIV thông qua trang web tuxetnghiem.vn, qua đó cung cấp thông tin cho những người có nhu cầu, người có nguy cơ lây nhiễm HIV đăng ký để nhận xét nghiệm HIV miễn phí. Đây là cách đang được triển khai rộng.

Ngoài ra, để chương trình phòng chống HIV/AIDS đạt hiệu quả, ngành y tế còn triển khai xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV. Đây được coi là một giải pháp quan trọng nhằm kiểm soát mức độ lây nhiễm HIV, đặc biệt trong nhóm đang có nguy cơ cao hiện nay là nhóm MSM.

Thông qua những người đã mắc HIV, tư vấn viên sẽ tuyên truyền, thuyết phục người nhiễm HIV giới thiệu những người bạn chích, bạn tình của họ đi xét nghiệm HIV, cũng như người trong mạng lưới của họ để phát hiện bệnh sớm, giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Gần 80% người nhiễm HIV còn sống biết tình trạng của mình được quản lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO