Hà Nội: Dành 70,3 tỷ đồng đào tạo 24.000 lao động nông thôn

B.Hân/HNM| 05/04/2018 15:25

Thành phố đặt mục tiêu: tối thiểu 80% người sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

Hà Nội: Dành 70,3 tỷ đồng đào tạo 24.000 lao động nông thôn
Ảnh minh họa

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 80/KH-UBND về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố năm 2018.

Theo đó, thành phố sẽ đào tạo nghề cho 24.000 lao động nông thôn, trong đó đào tạo nghề nông nghiệp cho 13.265 người, nghề phi nông nghiệp cho 10.735 người. 

Thời gian đào tạo dưới 3 tháng. Người học nghề được hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp. Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại học nghề thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học nghề. Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học; hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/ngày thực học nếu địa điểm đào tạo cách xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

Danh mục nghề đào tạo gồm 33 nghề, trong đó có 17 nghề phi nông nghiệp và 16 nghề nông nghiệp.

Cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định. Trong đó, thành phố ưu tiên các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm đào tạo nghề, có cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy tốt và có nhiều giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề; không để các cơ sở đào tạo nghề không đủ điều kiện, tổ chức đào tạo nghề kém hiệu quả tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ trên là 70,3 tỷ đồng từ ngân sách, trong đó 70 tỷ đồng dành để hỗ trợ lao động nông thôn học nghề và 300 triệu đồng phục vụ cho công tác tuyên truyền, hoạt động điều hành, kiểm tra, giám sát.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Dành 70,3 tỷ đồng đào tạo 24.000 lao động nông thôn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO