Google để biểu tượng Doodle cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nguyễn Hòa/ANTĐ| 01/03/2019 10:52

Để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (28/2/1939 - 28/2/2019), Google đã để biểu tượng Doodles hình ảnh của cố nhạc sĩ. Đặc biệt đây là biểu tượng Google Doodles đầu tiên mà Google dành cho người Việt Nam.

Google Doodles là những biểu tượng đặc biệt thay thế cho biểu tượng Google thường ngày trên trang chủ Google.com. Đây là một hoạt động nhằm kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện hay nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng với cộng đồng trong tất cả các lĩnh vực.

Phong cách thiết kế biểu tượng về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được người dùng Google nhận xét tinh tế bởi sự đơn giản, nhẹ nhàng và có cả nét trầm lắng đúng như con người của Trịnh Công Sơn.

ảnh 1

Google cập nhật biểu tượng Doodle nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đúng 0h ngày 28/2/2019

Trịnh Công Sơn được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của âm nhạc đại chúng với trên dưới 600 ca khúc, trong đó có hơn 236 ca khúc được phổ cả nhạc và lời. Các sáng tác của ông thường mang phong cách suy tư, hoài niệm và có tính triết lý trong từng câu chữ.

Người thể hiện thành công được các ca khúc của Trịnh Công Sơn thì không có nhiều. Ca sĩ Khánh Ly với một chất giọng khàn đục lạ được xem là ca sĩ thể hiện thành công nhất với các bài hát của Trịnh Công Sơn. Từng có thời kỳ nhiều người nghĩ rằng Khánh Ly là một mối tình của cố nhạc sĩ.

Tên tuổi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn vang xa đến được với cả những người yêu nhạc quốc tế. Ông có tên trong từ điển bách khoa Pháp Les Million. Hơn 2 triệu album nhạc Trịnh Công Sơn được bán ra tại Nhật Bản, trong đó phổ biến nhất là hai ca khúc “Diễm xưa” và “Ca dao mẹ”. Tờ Los Angeles Times (Mỹ) từng viết về ông là “Ca sĩ – nhạc sĩ được yêu mến nhất Việt Nam”. The New York Times (Mỹ) đã đăng tải rằng “Ông được thế giới biết đến là Bob Dylan của Việt Nam”…

ảnh 2

Nhắc đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, công chúng luôn nhớ đến những ca khúc bất hủ của ông như: Ướt mi, Còn tuổi nào cho em, Diễm xưa, Nối vòng tay lớn, Để gió cuốn đi, Ở trọ, Xin cho tôi…

Với những cống hiến xuất sắc của mình, Trịnh Công Sơn gắn liền với hàng loạt các giải thưởng lớn như: Giải Đĩa Vàng ở Nhật Bản (1972); Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội lỗi cuối cùng"; Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh"; Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai mươi mùa nắng lạ"; Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới (2004)…

Bên cạnh âm nhạc thì Trịnh Công Sơn còn được nhiều người biết đến với một hình ảnh nhà thơ, ca sĩ, họa sĩ và diễn viên không chuyên.

Ông ra đi vào ngày 1/4/2001 trong sự tiếc nuối của công chúng yêu nhạc cả trong và ngoài nước. Để tưởng nhớ và vinh danh vị cố nhạc sĩ tài hoa này, tên “Trịnh Công Sơn” được lấy đặt tên cho một con đường ven sông Hương (thành phố Huế, nguyên quán của ông). Năm 2015, UBND Thành phố Hà Nội quyết định lấy tên cố nhạc sĩ để đặt cho tuyến đường dài 900 mét thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ (năm 2018 chuyển thành phố đi bộ Trịnh Công Sơn).

(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Google để biểu tượng Doodle cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO