Góc nhìn từ điểm sáng trường mầm non Yên Sở

Sơn Dương| 26/04/2022 22:26

Xác định rõ mái trường mầm non là nơi hình thành nhân cách cho trẻ ở giai đoạn đầu đời nên việc dạy dỗ, chăm sóc là rất quan trọng chính vì vậy trong gần 60 năm quá trình thành lập, xây dựng và trưởng thành, tập thể cán bộ, giáo viên Trường mầm non Yên Sở – huyện Hoài Đức (Hà Nội) luôn khắc sâu lời dặn của Bác: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Nhà trường xác định lấy tình thương yêu, coi các cháu như chính con cháu của mình để chăm sóc, nuôi dưỡng.

Trường mầm non Yên Sở - huyện Hoài Đức được ra đời năm 1967. Những năm đầu mới thành lập chỉ có 3 nhóm trẻ, 5 lớp mẫu giáo với 194 cháu, toàn trường có 9 giáo viên và 1 cán bộ phụ trách. Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp , ngành và đặc biệt là sự quyết tâm phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên chất lượng giảng dạy của Trường ngày càng nâng cao. Quy mô nhóm, lớp của nhà trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương. Từ năm 1968 đến năm 1977 nhà trường đã có những lớp ký túc xá đầu tiên của huyện để phục vụ nuôi dạy các cháu là con em thương binh, bệnh binh, bộ đội, liệt sĩ (các cháu này được nuôi dạy ăn ngủ ở trường cả tuần).

Đến nay, nhà trường đã phát triển toàn diện với 24 phòng học, 10 phòng chức năng, tổng số 853 học sinh, và có 97 cán bộ, giáo viên. Đặc biệt trong đó 100% giáo viên nhà trường có trình độ đạt chuẩn, 85,7% trên chuẩn, nhiều giáo viên đạt loại giỏi cấp trường, huyện. Trường có 3 nhà giáo ưu tú đạt giải thưởng nhà giáo tâm huyết, sáng tạo. Đồng thời, đội ngũ cán bộ, giáo viên có phẩm chất đạo đức chính trị vững vàng, yêu nghề, mến trẻ, mẫu mực trong công tác, luôn có ý thức học hỏi, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để rèn luyện đội ngũ, nhà trường tổ chức hội giảng cấp trường 2 lần/năm học và thường xuyên tổ chức các hội thi: thi giáo án hay, thi viết sáng kiến kinh nghiệm, thi trang trí nhóm lớp theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, thi tự làm đồ dùng học tập cô và trẻ cùng làm, thi "Cô giáo tài năng duyên dáng"...

Góc nhìn từ điểm sáng trường mầm non Yên Sở
Cô Nguyễn Thị Hà - Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Sở.

Nhiều năm qua, nhà trường được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, phụ huynh học sinh trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Với tổng diện tích12.853m2, nhà trường có đủ phòng cho trẻ học 2 buổi/ngày và nuôi bán trú. Mỗi phòng học đều có đầy đủ trang thiết bị dạy và học, hệ thống điện thắp sáng, quạt, sạch sẽ, ngăn nắp, thoáng mát. Ngoài các phòng học, trường còn có các phòng chức năng phục vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ và các phòng phục vụ các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho trẻ, gồm: Phòng hoạt động âm nhạc, phòng Y tế, phòng Kidsmart... Về trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, trường có nhiều bộ đồ chơi ngoài trời đẹp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu vui chơi, vận động của trẻ; có khu đồ chơi dành cho lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo riêng. Đến nay đồ dùng, đồ chơi khối mẫu giáo đạt 100%, khối 5 tuổi đạt 100%, khối nhà trẻ đạt 100% về chất lượng theo quy định tại Thông tư 02/TT-BGDĐT. Nhiều lớp được đầu tư các bộ đồ dùng trực quan phục vụ cho phương pháp dạy học tiên tiến như STEAM, Montesori...

Góc nhìn từ điểm sáng trường mầm non Yên Sở
Một góc trường Mầm non là điểm sáng của ngành giáo dục mầm non Thủ đô.

Với cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực như trên, nhà trường đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ, được nhân dân và phụ huynh tin tưởng, đồng thời tạo được mối đoàn kết trong đội ngũ cán bộ, giáo viên. Bên cạnh đó, trường còn làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ học sinh để tổ chức có hiệu quả các hoạt động lễ, hội, các hoạt động trải nghiệm trong trường mầm non. Trường cũng linh hoạt vận dụng nhiều hình thức như sử dụng các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo, youtube, trang web của trường và các phần mềm quản lý để làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh học sinh và các đoàn thể, các tổ chức xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.

Một phụ huynh có bé học tại trường tâm sự: “Sau khi cho bé đến Trường mầm non Yên Sở học, bé biết được nhiều mặt chữ hơn, lễ phép và sinh hoạt rất nề nếp. Các cô giáo rất nhiệt tình và yêu thương các bé, vì vậy mình cảm thấy hoàn toàn yên tâm khi đưa bé đến trường học. Bên cạnh đó nhà trường còn trang bị đầy đủ tiện nghi, phòng học ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, khu vui chơi cho bé rộng rãi và đa dạng. Sau khi học tại trường một thời gian, con trở nên tự lập, phát triển nhanh nhẹn và giỏi hơn rất nhiều. Không những vậy, thực đơn cho bé ăn cũng rất ngon, đa dạng và đủ dinh dưỡng.”

Không dừng lại ở đó, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, nhà trường đã phối hợp với trạm y tế xã tiêm phòng vắc xin sởi, quai bị, rubella, cho trẻ uống vitamin A và đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất, tinh thần, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm cho trẻ. Nhà trường tích cực kiểm tra, giám sát các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh cá nhân trẻ qua việc kiểm tra đột xuất và dự giờ; quản lý chặt chẽ công tác thu, chi nuôi ăn, đảm bảo nghiêm túc đúng khẩu phần ăn của trẻ với định lượng các chất dinh dưỡng theo yêu cầu, có chế độ dinh dưỡng riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng; nghiêm túc thực hiện quy trình chế biến thực phẩm “1 chiều” của bếp nấu ăn, thực hiện tốt việc ký cam kết hợp đồng cung cấp thực phẩm sạch. Nhà trường cũng chú trọng xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học để phát huy tính tích cực của trẻ. Giáo viên các nhóm lớp phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng các góc thư viện để trẻ hoạt động hàng ngày, tận dụng các vị trí phù hợp ngoài sân trường để sắp xếp các nguyên vật liệu cho trẻ cắt xé, dán, vẽ theo ý thích nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm toàn diện trong môi trường an toàn.

 Được biết, Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường đã tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với các phong trào, cuộc vận động lớn của ngành như: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để mỗi cô giáo luôn là tấm gương sáng đối với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Cô giáo Nguyễn Thị Hà – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Một trong những hiệu quả thiết thực nhất từ Cuộc vận động này chính là tiết kiệm. Bài học tiết kiệm được cô và trò các lớp thực hiện từ những việc nhỏ nhất, trong các bữa ăn cô nhắc nhở các cháu không được bỏ dở, rót nước vừa đủ uống. Với những thứ coi là đồ phế liệu như vỏ chai nước, vỏ hộp sữa, vỏ hộp bánh kẹo, những quyển lịch cũ… được chúng tôi tận dụng để làm đồ chơi, đồ dùng học tập. Riêng năm học vừa qua, các cô giáo trong trường đã tự làm 182 bộ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ từ những đồ phế liệu…

Đặc biệt, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, nhà trường thường xuyên nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch; quản lý, theo dõi, giám sát việc tuân thủ phòng, chống dịch của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh. Nhà trường cũng chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác phòng dịch COVID-19 như: máy đo thân nhiệt, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay, cồn 70 độ, cặp nhiệt độ cho các lớp, nước lau sàn, nước tẩy rửa nhà vệ sinh, hóa chất Cloramin B, bồn nước rửa tay di động, khẩu trang y tế; thực hiện nghiêm việc kiểm tra, theo dõi thân nhiệt cho trẻ, cán bộ, giáo viên, nhân viên khi đến trường hàng ngày; nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi đón và trả trẻ theo quy định; xây dựng kế hoạch ứng phó với các tình huống diễn biến dịch COVID-19. Thường xuyên vệ sinh, khử trùng các bề mặt, các đồ vật tiếp xúc trong khu vực bếp ăn trước và sau khi chế biến... nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn phòng dịch trong quá trình học sinh ăn bán trú tại trường.

Với những nỗ lực không ngừng của tập thể sư phạm nhà trường với lịch sử hình thành gần 60 năm, chất lượng chăm sóc giáo dục, nuôi dưỡng trẻ của trường luôn nằm trong danh sách những ngôi trường mầm non tốt nhất của huyện Hoài Đức và của Thủ đô Hà Nội. Bằng chứng rõ nét nhất đó là những danh hiệu mà nhà trường đã đạt được như: năm 1980 nhà trường đón nhận HCLĐ hạng ba; năm 1995 đón nhận HCLĐ hạng nhất; năm 2012 đón nhận Bằng khen Chính phủ; Cờ thi đua xuất sắc các năm học: 2014 -2015, 2016 - 2017, 2018 - 2019; năm 2020-2021 nhà trường đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ và HCLĐ hạng 3 (lần thứ 2). Đặc biệt năm 2014 nhà trường đạt chuẩn mức độ 2 và tiếp tục giữ vững, duy trì, đồng thời được công nhận lại năm 2020./.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Góc nhìn từ điểm sáng trường mầm non Yên Sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO