Gỡ khó về "đầu ra" cho tác phẩm văn học nghệ thuật

Mai Hoa/HNM| 15/01/2018 16:22

Đó là khó khăn lớn nhất trong hoạt động văn học nghệ thuật được chỉ ra tại Hội nghị tổng kết công tác văn học nghệ thuật (VHNT) năm 2017, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 - do Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tổ chức sáng 15-1, tại Hà Nội.

Gỡ khó về

Phát biểu tại Hội nghị, Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam nhấn mạnh: "Năm 2017, xu hướng chuyên nghiệp hóa và đầu tư đối với các tác phẩm tham dự Giải thưởng Liên hiệp các Hội VHNT được đề cao, góp phần động viên sự sáng tạo VHNT của các văn nghệ sĩ. Các tác phẩm đi sâu vào chủ đề lớn là đạo đức xã hội ngày càng nhiều, tính tích cực xã hội của văn nghệ sĩ thể hiện qua tâm huyết, trách nhiệm trong việc dùng sức mạnh nghệ thuật để chinh phục con người, lấy cái tốt lấn át cái xấu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc...". 

Tuy nhiên, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thỉnh cũng chỉ ra khó khăn lớn nhất của giới VHNT hiện nay là sáng tác mạnh mẽ nhưng đầu ra quảng bá tác phẩm gặp nhiều vướng mắc trên "toàn tuyến": Âm nhạc - điện ảnh - văn học..., từ in, phát hành cho đến dựng vở, làm phim... Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam nêu vấn đề: Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao các hãng phim nhà nước không có giải thưởng, không có tác phẩm xứng đáng trong năm 2017? Vì sao sân khấu truyền thống như chèo, tuồng, cải lương đều gặp khó khăn? Xu hướng thương mại hóa, đặc biệt trong âm nhạc và điện ảnh ngày càng lớn. Do thiếu sự đầu tư trọng điểm nên các tác phẩm mang tính định hướng chưa có được sức ảnh hưởng có chiều sâu. Bên cạnh đó, cần khắc phục sự đầu tư dàn trải kiểu "được lòng mọi người nhưng mất mùa VHNT, thiếu tác phẩm hay, xứng tầm"...

Năm 2018 đánh dấu mốc son kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam - tiền thân của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam ngày nay. Vì vậy, có rất nhiều hoạt động trọng điểm được đề ra. 

Nổi bật một số sự kiến lớn như: Vào dịp lễ kỷ niệm (dự kiến tổ chức vào tháng 7-2018), Liên hiệp sẽ xuất bản cuốn "Lịch sử Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam" bằng ảnh; tổ chức hội thảo về báo chí với VHNT; chủ trì, phối hợp cùng các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương, 63 Hội VHNT các tỉnh, thành phố tổ chức hội thảo mang tính tổng kết 10 thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới"; Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức kỷ niệm 65 năm thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam vào trung tuần tháng 3-2018; Hội Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức 16 trại sáng tác, 20 chuyến đi thực tế, hỗ trợ sáng tác 150 tác phẩm, 11 triển lãm; Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức hội thảo về danh nhân Đặng Huy Trứ, tôn vinh ông tổ nghề ảnh của Việt Nam; Hội Kiến trúc Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Hội vào tháng 4-2018, vận động kiến trúc sư tiếp tục tham gia Giải thưởng Kiến trúc xanh...
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 9/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức chương trình Tọa đàm – Gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”. Tới dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong.
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Đến năm 2030, Hà Nội sử dụng 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh
    Ngày 8/4, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 185/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp liên quan đến việc phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh và cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng trạm sạc, phương tiện vận tải công cộng sạch.
  • Hà Nội mưa dông, chuyển rét từ ngày 12/4
    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, thời tiết trên cả nước từ nay đến ngày 18/4 có nhiều biến động. Trong đó, miền Bắc khả năng đón không khí lạnh, nền nhiệt giảm, đặc biệt nguy cơ cao xảy ra mưa dông mạnh trong thời kỳ chuyển mùa.
Đừng bỏ lỡ
Gỡ khó về "đầu ra" cho tác phẩm văn học nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO