Giữ nghề dựng nhà gỗ ở Phù Yên

HNM| 03/05/2022 16:27

Ở thôn Phù Yên (xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ), nhiều gia đình vẫn nối đời giữ nghề dựng nhà gỗ. Nghề này chẳng những giúp người dân có việc làm, thu nhập cao mà còn là "cầu nối" bảo tồn nét đẹp kiến trúc truyền thống.

Giữ nghề dựng nhà gỗ ở Phù Yên
Thực hiện một công đoạn làm nhà gỗ ở thôn Phù Yên, xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ). Ảnh: Kim Thoa

Nghề truyền thống có "đất" phát huy 

Nếp nhà gỗ gắn bó lâu đời với cư dân Đồng bằng Bắc Bộ. Các mẫu nhà gỗ thường được thiết kế theo cấu trúc 3 gian 2 chái hoặc 5 gian 2 chái, kết cấu cột kèo vững chãi, trang trí nhiều hoa văn và lợp mái ngói nên mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

Nói về nghề dựng nhà gỗ, ông Nguyễn Chí Tài, Chủ tịch Hội Làng nghề mộc truyền thống thôn Phù Yên chia sẻ: “Đây là nghề cha truyền con nối ở quê tôi. Nhiều năm trước, ở nhiều miền quê, nếp nhà gỗ cổ truyền của người dân Đồng bằng Bắc Bộ dần vắng bóng, thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng bê tông cốt thép. Gần đây, nhiều gia đình tại Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác lại muốn xây dựng nhà gỗ bởi nét đẹp tự nhiên và thân thiện với môi trường... Từ đó, hàng trăm hộ dân trong làng lại có điều kiện phát huy nghề truyền thống”.

Làng Phù Yên có nhiều gia đình nổi tiếng với nghề dựng nhà gỗ như gia đình ông Nguyễn Chí Mười, Nguyễn Chí Quân, Nguyễn Chí Điền, Nguyễn Trọng Cẩm... Ông Nguyễn Chí Điền cho biết: "Mỗi ngôi nhà gỗ truyền thống tùy thuộc vào độ chạm khắc tinh xảo và chất liệu gỗ... có giá thành khác nhau, từ vài trăm triệu đồng đến hàng chục tỷ đồng. Các loại gỗ được ưa chuộng để dựng nhà gỗ có: Đinh, lim, sến, táu, mít, xoan... Trong đó, gỗ xoan là phổ biến bởi có giá thành thấp hơn các loại gỗ khác và độ bền cao. Để dựng được một nếp nhà gỗ thông thường phải làm trong 6 tháng với hơn 10 thợ đục chuyên nghiệp".

Đặc trưng của nhà gỗ truyền thống là mọi chi tiết được thiết kế hoàn hảo, tinh tế và hầu như không phải dùng đến các loại đinh vít bằng sắt mà chủ yếu dùng mộng để lắp ghép. Do đó, người làm nhà gỗ truyền thống phải nắm bắt được kỹ thuật đục, đẽo để các mộng kín khít vào nhau. Ngoài ra có rất nhiều họa tiết trong ngôi nhà gỗ được chạm khắc cầu kỳ hình linh vật, cành lá cách điệu hoặc các hình hoa văn đối xứng…, đòi hỏi người thợ không chỉ khéo léo, sáng tạo mà phải hiểu biết về lịch sử, văn hóa của dân tộc”, ông Nguyễn Chí Quân - người có thâm niên hơn 20 năm trong nghề mộc truyền thống của làng Phù Yên nói.

Để làng nghề phát triển...

Năm 2016, thôn Phù Yên đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề mộc truyền thống”. Thời điểm hiện tại, thôn có 800 hộ dân thì có gần 400 hộ làm nghề mộc với gần 600 lao động. Riêng với nghề dựng nhà gỗ truyền thống, ông Nguyễn Chí Tài, Chủ tịch Hội Làng nghề mộc truyền thống thôn Phù Yên cho biết: "Hiện toàn thôn có gần 50 tổ thợ chuyên đi dựng nhà truyền thống ở Hà Nội và khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tổ nhỏ nhất có 5 đến 7 thợ, tổ lớn có tới 30-40 thợ. Nghề phát triển, người làng có thu nhập ngày một khấm khá. Một thợ dựng nhà gỗ ở Phù Yên có thu nhập thấp nhất cũng là 6 triệu đồng/tháng. Với thợ có tay nghề cao, hay các “đầu cánh”, thu nhập lên tới hàng chục triệu đồng/tháng. Việc thôn Phù Yên được công nhận danh hiệu “Làng nghề mộc truyền thống” đã hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển nghề mộc nơi đây”.

Cùng với những lớp nghệ nhân, thợ giỏi lớn tuổi, ở Phù Yên có nhiều thợ trẻ tay nghề cao với khả năng tiếp thu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nên vừa gìn giữ, vừa phát huy được nghề truyền thống của cha ông. Điển hình như anh Nguyễn Chí Thông (con trai ông Nguyễn Chí Tài) đã thành lập doanh nghiệp thực hiện nhiều công trình xây dựng nhà gỗ truyền thống với máy móc, thiết bị hiện đại để rút ngắn thời gian thi công. 

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Trường Yên Bùi Văn Tùng sự phát triển nghề mộc, trong đó có nghề dựng nhà truyền thống của Phù Yên, đang ngày càng lan tỏa được cái hay, cái đẹp của làng nghề, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Ông Bùi Văn Tùng cũng cho hay, để làng nghề ngày càng phát triển chính quyền cũng sẽ phối hợp với Hội Làng nghề mộc truyền thống thôn Phù Yên tiếp tục tổ chức các lớp dạy nghề và nâng cao tay nghề mộc, kỹ thuật dựng nhà truyền thống miễn phí cho người lao động. Bên cạnh đó, xã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân có nhu cầu tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất. Sắp tới, chính quyền xã Trường Yên cũng sẽ hỗ trợ các hộ sản xuất lựa chọn sản phẩm để tham gia đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố... Đồng thời, có các hình thức tuyên truyền trên nền tảng mạng xã hội về nghề dựng nhà truyền thống nhằm đưa danh tiếng làng nghề vươn xa, cũng như tuyên truyền ngay tại địa phương để các thế hệ thêm tự hào về nghề truyền thống của quê hương.

Chính quyền ở Trường Yên cùng người dân làng nghề Phù Yên đang nỗ lực giữ gìn, phát triển nghề dựng nhà truyền thống. Qua đó góp phần bảo tồn không gian văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền thống của dân tộc Việt.

(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Giữ nghề dựng nhà gỗ ở Phù Yên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO