“Năm nay là năm thứ 18, Giải Rồng Vàng tôn vinh những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, cũng như những bứt phá từ tư duy đến hành động của các doanh nghiệp này”, Giáo sư Cát nói. Giáo sư chia sẻ rằng, với việc thắng Giải Rồng Vàng 16 năm liên tục, Đại học RMIT Việt Nam đã minh chứng rõ ràng vị trí tiên phong của mình trong hàng loạt sáng kiến đổi mới giáo dục.
Hiệu trưởng RMIT Việt Nam Giáo sư Geal McDonald rất vui mừng khi trường được vinh danh với giải thưởng danh giá này thêm một lần nữa. “Giải thưởng nêu bật cam kết của RMIT trong kiến tạo nên những trải nghiệm học tập mang tính đột phá và thu hút cho sinh viên qua hàng loạt sáng kiến giáo dục đổi mới sáng tạo”, Giáo sư McDonald chia sẻ.
Phương thức đánh giá này sẽ đong đếm kỹ năng và việc ứng dụng chúng, chứ không chỉ những kiến thức trọng yếu”, Giáo sư McDonald cho biết. “Chiến lược đánh giá sinh viên dựa trên kinh nghiệm thực tiễn là nền tảng cốt yếu cho mọi điều chúng tôi thực hiện tại RMIT, từ đánh giá và thiết kế việc học đến cách chúng tôi dùng tài liệu trong lớp học và đưa ra nhận xét cho sinh viên”.
Giáo sư McDonald lưu ý rằng phương thức đánh giá sinh viên mới – chuyển từ những bài tập căng thẳng, đặt nặng việc học thuộc lòng mà nhanh quên sang những trải nghiệm học thu hút, gắn liền với thực tế đang diễn ra trong các ngành nghề - đã có được những kết quả vững chắc.
“Tùy chương trình học và môn học, các hoạt động thực tiễn sẽ khác nhau”, bà nói. “Ví dụ như ở chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, học viên sẽ được đánh giá qua việc đưa ra những quyết định kinh doanh trong các tình huống giả định do doanh nghiệp – đối tác của trường đưa ra; với chương trình Chế tác Robot, sinh viên sẽ được đánh giá từ việc áp dụng thuật toán học máy vào phân tích những bộ dữ liệu thật; còn với ngành Thiết kế, sinh viên có thể sẽ phải thiết kế bìa album cho một ban nhạc để giúp họ xây dựng thương hiệu. Những hoạt động này đều có ý nghĩa với sinh viên hơn các kỳ thi truyền thống, đồng thời giúp các em xây dựng kỹ năng thực tế và bộ hồ sơ năng lực”.
Hoạt động đánh giá sinh viên và học tập dựa trên kinh nghiệm thực tiễn tại RMIT Việt Nam triển khai thành công là nhờ trường đưa phương pháp học tập kết hợp kinh nghiệm thực tiễn vào từng giai đoạn trên hành trình học tập của sinh viên.
“Sáng kiến Học tập kết hợp kinh nghiệm thực tiễn (WIL) song hành cùng những yêu cầu đối với lực lượng lao động tương lai và hình thành từ đóng góp chuyên môn của chuyên gia trong ngành”, Giáo sư McDonald cho biết. “Trong năm 2018, RMIT Việt Nam thực hiện 57 dự án WIL khác nhau, theo đó, sinh viên đã tham gia các dự án mang tính tương tác cùng đối tác trong ngành. Bên cạnh đó, giảng viên trường còn thường xuyên hỗ trợ tổ chức các buổi nói chuyện với diễn giả là những chuyên gia trong ngành, cũng như các chuyến thực địa đến doanh nghiệp. Và trong quý đầu năm nay, có ít nhất 26 môn học trong đó sinh viên phải cộng tác đặc biệt với đối tác trong các ngành”.
Giáo sư McDonald chia sẻ rằng những sáng kiến dạy và học toàn diện này đã sớm gặt hái được thành công nhất định, với lượng ghi danh nhập học trong năm 2017 và 2018 tăng lên 16% và tỉ lệ sinh viên có việc làm trong vòng 12 tháng sau khi ra trường cũng tăng. Khảo sát năm 2018 cho thấy 77% sinh viên RMIT Việt Nam có việc làm toàn thời gian trong vòng ba tháng sau khi tốt nghiệp.