Giải bà i toán nói ngọng 'l với n' từ góc độ chuyên gia

DT| 14/11/2011 16:15

(NHN) Hiện tượng bất bình thường người ta thường quy gọi là  ngọng là  phát âm l và  n. Ch?ng hạn, Аi Hà  Nội mua cái nồi nấu cơm nếp thì sẽ phát âm thà nh Аi Hà  Lội mua cái lồi lấu cơm lếp. Toà n bộ âm n được phát âm thà nh l và  ngược lại.

PGS.TS Phạm Văn Tình - giảng viên kiêm nhiệm khoa Ngôn Ngữ học trường АH Khoa học Xã hội và  Nhân văn (АH Quốc gia Hà  Nội), Phó Tổng biên tập Tạp chí Từ điển học và  Bách khoa thư chia sẻ với Dân tríxung quanh vử việc một số học sinh các huyện ngoại thà nh Hà  Nội phát âm l và  n sai.

Hiện nay việc phát âm chưa chuẩn không phải chỉ ở Hà  Nội mà  ở các địa phương khác vẫn có tình trạng nà y. Theo PGS thì đây có phải xuất phát từ tính địa phương hay do một nguyên nhân nà o khác tác động và o dẫn đến phát âm sai?

PGS.TS Phạm Văn Tình: Tiếng Việt nói chung hiện nay mình đã có dạng chuẩn bao gồm chuẩn từ vựng và  chuẩn phát âm. Tuy nhiên đối với các vùng miửn vẫn có sự khác nhau người ta gọi là  phương ngữ. Khác biệt nà y có thể là  vử từ ngữ và  cũng có thể cả vử phát âm. Vử góc độ ngữ pháp thì không khác nhau nhiửu lắm và  chúng ta cũng khó nhận ra.

Theo quan điểm của tôi thì cách phát âm của các vùng miửn khác nhau là  chuyện bình thường. Chẳng hạn như nếu chúng ta so sánh người Hà  Nội và  người miửn Nam thì sẽ nhận thấy rõ điửu nà y. Ví dụ người Hà  Nội sẽ phát âm là  vui vui quá đi mất thì người miửn Nam sẽ phát âm là  zui zui quá đi mất. Nếu so với chuẩn rõ rà ng cách phát âm của người miửn Nam là  không đúng.


PGS.TS Phạm Văn Tình.

Ngoà i Bắc nà y thì cũng có một số vùng phát âm nó khác. Chẳng hạn như ở vùng Hải Hậu (Nam Аịnh) thì người ta lại phát âm tr thà nh t, ví dụ con trâu trắng sẽ phát âm là  con tâu tắng. Còn ở Hà  Tây cũ thì người ta có thể bử đi một số thanh điệu, ví dụ buổi chiửu sẽ phát âm thà nh buổi chiêu, con bò và ng sẽ phát âm là  con bo vang...

Nhưng có một hiện tượng bất bình thường mà  người ta thường quy gọi là  ngọng đó chính là  phát âm l và  n. Kiểu phát âm sai nà y thường gây cho cảm giác người nghe thấy lạ nhất thậm chí là  hơi quê. Chẳng hạn như, Аi Hà  Nội mua cái nồi nấu cơm nếp thì sẽ phát âm thà nh Аi Hà  Lội mua cái lồi lấu cơm lếp. Toà n bộ âm n sẽ được phát âm thà nh l và  ngược lại. Аiửu đáng chú ý là  có người nói được cả âm l và  n nhưng họ lại thường hay lẫn lộn, không phân biệt được. Аây là  lỗi sai rất cơ bản trong khi dạy phát âm và  cần phải được uốn nắn kịp thời.

Theo tôi thì nguyên nhân ở đây là  do thói quen của một vùng miửn nà o đó. Khi đã trở thà nh thói quen thì người ta không nhận ra được sự bất bình thường. Thật ra thì họ vẫn giao tiếp được với nhau mà  không có trở ngại gì cả và  chỉ khi có một người nà o đó lẫn và o cộng đồng của họ thì mới phát hiện ra được sự phát âm không bình thường đó và  mới đánh giá là  ngọng.

Còn xét vử mặt vô thanh và  hữu thanh thì hai phụ âm l và  n có những luật tráo đổi được cho nhau. Bộ máy cấu âm của chúng ta đôi khi vẫn hay bị chệch đối với hai phụ âm nà y. Ngay cả những người không bị ngọng đôi khi vẫn bị nhầm. Chính vì việc chệch đó nhưng nhưng không có sự uốn nắn thì sẽ trở thà nh thói quen.

Các bạn nên nhớ, ngà y xưa có những cộng đồng tồn tại một cách khá là  khép kín. Nó có thể nằm trong một là ng hay một không gian địa lý nà o đó, tự cung tự cấp và  không có giao lưu mấy. Cho nên việc hòa đồng với các vùng miửn khác vử mặt ngôn ngữ là  ít vì thế nó được bảo lưu trong một thời gian dà i. Còn bây giử hiện tượng phát âm sai l và  n lan tửa đi nhưng do có sự hòa đồng giữa các vùng miửn nên việc ngọng cũng giảm đi nhưng nó vẫn tồn tại ở một số người.

Аó là  vử mặt phát âm nhưng thực tế thì vẫn có người khi viết cũng vẫn nhầm lẫn hai phụ âm l và  n. PGS đánh giá như thế nà o vử hiện tượng nà y?

Cái đó là  thái độ của người khi viết chính tả, đây là  câu chuyện của chữ viết mà  nó liên quan đến văn hóa. Chính tả nó cũng đòi hửi anh cần có một nhận thức vử cách ghi các từ ngữ và  cũng mang thói quen của tính văn hóa. Thật ra Tiếng Việt của chúng ta là  một thứ chữ ghi và  sử­ dụng văn tự chữ cái la tinh. Chúng ta ghi thế nà o thì đọc thế đấy và  chính điửu đó mà  hiện nay cũng có nhiửu điểm bất hợp lý vử nguyên âm và  phụ âm.


Sử­a ngọng cần phải được thực hiện cà ng sớm cà ng tốt.

Trong những cái bất hợp lý đó thì chuyện lẫn giữa l và  n là m cho người ta tưởng rằng có thể ghi thế nà y, thế kia cũng được dẫn đến hiện tượng viết sai.

Аể giải quyết bà i toán phát âm sai l, n nà y chúng ta cần phải có yếu tố nà o thưa PGS?

Trước hết phải là  ý thức của người nói. Chỉ khi người ta nhận diện ra được cái lỗi đó là  nặng vử mặt phát âm và  trong giao tiếp cộng đồng là  khó chấp nhận được, tạo ra những hiệu ứng không hay trong giao tiếp thì mới sử­a được. Khi người ta đã nhận diện ra rồi thì với tác động của cộng đồng, của những người xung quanh sẽ giúp cho họ khắc phục lỗi đó.

Thông thường khi đã phát âm sai quen rồi thì việc sử­a gặp rất nhiửu khó khăn. Bởi bộ máy cấu âm của họ phải luôn phải thay đổi chuyển cách nói. Bên cạnh đó, trong đầu họ luôn tồn tại một ý nghĩ thường trực rằng với những từ như thế thì phải nhận diện ra được đâu là  đúng, đâu là  sai. Nói tóm lại, để sử­a được lỗi phát âm l, n phụ thuộc và o bản thân và  yếu tố cộng đồng.

Tôi cũng xin lưu ý, việc sử­a phải được thực hiện ở cấp tiểu học, thậm chí là  ở cấp dưới hơn nữa và  cà ng sớm cà ng tốt. Thói quen ngôn ngữ hình thà nh từ khi còn rất bé sau đó định hình phát triển dần lên. Thường một đứa bé từ khi bắt đầu nói cho đến 5 tuổi đã hình thà nh được một ngữ năng nhất định vử từ ngữ, cách nói năng và  cách phát âm. Nếu không uốn nắn ngay từ đầu thì việc phát âm sai sẽ là m ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng của nó.

Có ý kiến cho rằng, việc các trường sư phạm (SP) tiếp nhận những sinh viên (SV) nói ngọng sau đó họ lại đứng giảng dạy cho HS thì khó giải quyết được bà i toán nà y. Аồng ý là  chúng ta phải sử­a lỗi nà y cà ng sớm, cà ng tốt nhưng nếu GV không chuẩn thì vấn đử lại cà ng tệ hại hơn?

Hiện nay đối với các trường SP thì nguồn đầu và o rất đa dạng. Chính vì thế không thể tránh khửi ngôn ngữ, phương ngữ vùng nà y vùng kia. Tuy nhiên khi SV đã và o môi trường SP họ sẽ ý thức được, phân biệt được đâu là  dạng chuẩn. Khi tham gia cộng đồng mới thì đa số họ hòa đồng được.

Còn nếu họ đã có thói quen và  đã nói sai quá nặng thì khi và o học hà nh chắc chắn thầy cô sẽ uốn nắn. Trong các môn học của SV các trường SP thì luôn có môn chuẩn hóa vử mọi mặt: chuẩn hóa vử phong cách giảng dạy, chuẩn hóa vử mặt ngôn từ... Do đó nếu có ý thức thì chắc chắn SV sẽ điửu chỉnh được nên chúng ta không cần phải lo lắng vử mặt nà y.

Xin cảm ơn PGS!

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Giải bà i toán nói ngọng 'l với n' từ góc độ chuyên gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO