Theo thông tin từ Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO), từ cuối tháng 3/2013 đến ngà y 20/3/2017, Trung Quốc đã có 1.342 người bị nhiễm virus cúm A/H7N9, trong đó có 494 ca tử vong. Đặc biệt, trong gần 3 tháng đầu năm 2017 đã ghi nhận 533 người bị nhiễm virus cúm A/H7N9 trong đó có 17 người ở tỉnh Quảng Tây là tỉnh có chung biên giới với Việt Nam bị nhiễm cúm A/H7N9 do tiếp xúc với gia cầm sống ở chợ.
Ngoà i ra, Trung Quốc cũng đã phát hiện trên 2.000 mẫu dương tính với vi rút cúm A/H7N9 trên gà , vịt, bồ câu, vẹt, ở môi trường tại các chợ gia cầm và một số trường hợp ở trại gia cầm nuôi thương phẩm, gia cầm giống nên nguy cơ vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút khác xâm nhiễm và o nước ta từ các tỉnh biên giới phía Bắc thông qua hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc là rất cao. Trong nước, theo thông tin của Cục Thú y - Bô Nông nghiệp và PTNT dịch cúm A/H5N1 trên đà n gia cầm đang xảy ra tại một số tỉnh, thà nh như: Cần Thơ, Hậu Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Vĩnh Long.
Công văn chỉ đạo chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm của UBND tỉnh Gia Lai.
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm đang xảy ra trên diện rộng và tiửm ẩn nguy hiểm đến sức khoẻ nhân dân, UBND tỉnh Gia Lai giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngà nh liên quan tổ chức diễn tập tình huống theo kế hoạch ứng phó cúm A/H7N9 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế để chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch khi phát hiện vi rút cúm A/H7N9 xâm nhiễm và o tinh; Chuẩn bị đẩy đủ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hóa chất, nhân lực để tập trung phòng chống dịch, đặc biệt là công tác chốt chặn, ngăn chặn dịch cúm gia cầm lây lan; Tổ chức lấy mẫu giám sát chủ động đối với gia cầm và môi trường nhằm phát hiện sớm vi rút cúm A/H7N9, A/H5N1 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác trên địa bà n tỉnh và có biện pháp xử lý kịp thời; Hướng dẫn, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thà nh phố tổ chức tiêm phòng cho đà n vật nuôi đầy đủ, theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Sở Công thương, các sở, ngà nh liên quan và UBND các huyện, thị xã, thà nh phố quy định cụ thể, giám sát chặt chẽ khu vực buôn bán, giết mổ gia cầm tại các chợ có bán gia cầm sống và tổ chức thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi chợ; xây dựng phương án đóng cửa chợ gia cầm và có các biện pháp xử lý khi phát hiện có vi rút cúm A/H7N9, A/H5N1 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác tại các chợ trên địa bà n đồng thời báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá sự sẵn sà ng phòng, chống dịch và chỉ đạo việc thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương vử UBND tỉnh trước ngà y 04/3/2017.
UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thà nh phố trong tỉnh tổ chức tốt tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2017 theo chỉ đạo của UBND tinh tại Công vãn số 772/UBND-NL ngà y 03/3/2017, đồng thời coi công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường là nhiệm vụ thường xuyên nhằm chủ đọng ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, tiêu diệt tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên đà n vật nuôi; Tuyên truyửn, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyửn thanh để người dân hiểu rõ tính chất, mức độ nguy hiểm của các loại vi rút gia cầm, không chỉ gây hại ử đà n gia cầm mà còn lây lan và gây tử vong ở người. Vận động các hộ chăn nuôi chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin bắtt buộc cho đà n gia cầm nhằm tạo miễn dịch chủ động, tăng sức để kháng cho đà n gia cầm, hạn chế và giảm mức độ lây lan khi có dịch xảy ra.
Trong trường hợp gia cầm có các dấu hiệu nhiễm bệnh, chết, người nuôi phải báo cho cơ quan thú y gần nhất để xử lý kịp thời và không bán chạy gia cầm nhiễm bệnh, vứt xác gia cầm chết bừa bãi. Nếu hộ gia đình, tổ chức nà o vi phạm quy định nà y phải xử lí nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật.
Sở Công Thương, Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường, lực lượng Công an phối hợp cùng với lực lượng Thú y, chính quyửn địa phương các cấp trong công tác chốt chặn, tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng kinh doanh, buôn bán, vận chuyửn gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép, không rõ nguồn gốc; thu giữ và tiêu huỷ gia cầm, sản phẩm vận chuyửn trái phép chưa qua kiểm dịch hoặc kiểm dịch phát hiện có nhiễm bệnh theo quy định.
Sở Y tế theo dõi sát sao tình hình dịch cúm gia cầm A/H5N1, A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác ở người trên địa bà n tinh. Khi có dịch xảy ra phải cách ly sớm, cẩp cứu kịp thời, không để xảy ra tử vong và triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để kéo dải và lây lan ra diện rộng.
UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Tổ chức giám sát chặt chẽ việc nhập lậu gia cầm, sản phấm gia cầm và o tỉnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và qua đường mòn, lối mở khu vực biên giới; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định pháp luật.
Mộng Thường - Hoà ng Long - Như Mai