Gia đình duy nhất trong sử Việt có ông, cha, cháu cùng đỗ trạng nguyên

Theo doanhnghiepvn.vn| 23/09/2019 15:25

Hồ Tông Thốc là một trong những nhân tài khoa bảng lừng danh trong lịch sử phong kiến nước ta. Con trai và cháu ruột ông đều đỗ trạng nguyên. Đây là trường hợp duy nhất trong khoa cử Việt Nam có được vinh hiển đó.

Hồ Tông Thốc (1234-?) quê ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An ngày nay. Ông đỗ trạng nguyên thời nhà Trần, làm quan dưới thời vua Trần Nghệ Tông. Tên của ông nguyên là Hồ Tông Thốc, song sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (gọi tắt là Cương mục) ghi là Hồ Tôn Thốc (đổi sang Tôn) do kiêng húy nhà Nguyễn.
Hồ Tông Thốc là một trong những nhân tài khoa bảng lừng danh trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông thi đỗ trạng nguyên khi mới 17 tuổi, là một trong những trạng nguyên trẻ nhất trong nghìn năm khoa bảng nước nhà.
Tranh minh họa: Sỹ Hòa.

Tranh minh họa: Sỹ Hòa.

Nối tiếp ông, con trai Hồ Tông Đốn và cháu ruột Hồ Tông Thành đều đỗ trạng nguyên. Đây là trường hợp duy nhất trong khoa cử Việt Nam có được vinh hiển đó. Nhắc đến gia đình, dòng họ của ông, nhân dân xứ Nghệ có câu ca rằng:
"Một nhà ba trạng nguyên ngồi

Một gương từ mẫu mấy đời soi chung".
Hồ Tông Thốc là con nhà nghèo nhưng ham học và học giỏi, được nhân dân xem là bậc thần đồng. Ông sống cùng cha tại làng Trang Cuội (Yên Thành, Nghệ An). Sau đó, ông được cha gửi học một thầy đồ ở huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Nổi tiếng hay chữ, làm thơ hay, có trí nhớ rất tốt, Hồ Tông Thốc được thầy yêu mến, thường lấy ông để làm gương cho các bạn cùng học.
Theo sách “Kể chuyện thần đồng Việt Nam”, một lần vào dịp Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng), vị quan lớn họ Lê treo đèn, đặt tiệc, mời văn nhân đến nhà bình thơ. Hồ Tông Thốc bấy giờ còn nhỏ, cũng đến dự. Khi đề vừa đưa ra, ông làm liên tiếp 100 bài thơ, trong khi mọi người vẫn còn suy nghĩ chưa ra. Từ đó, tiếng tăm của ông vang danh khắp vùng, giới văn nhân không ai không kính phục.
Sau khi thi đỗ trạng nguyên, Hồ Tông Thốc được vua tim dùng, giao làm An phủ sứ, thường triệu kiến ông ra tiếp sứ, phái dẫn đoàn sứ bộ sang Trung Quốc. Theo sách "Giai thoại Lịch sử Việt Nam", trong chuyến đi này, Hồ Tông Thốc đã sửa thơ Vương Bột - người được tôn là thi bá của Trung Quốc. Hành động của ông khiến ngay quan lại Trung Quốc bấy giờ cũng phải thán phục.
Dưới thời vua Trần Nghệ Tông, Hồ Tông Thốc từng giữ chức Hàn Lâm học sĩ phụng chỉ kiêm Thẩm hình viện sứ. Ông đã soạn các bộ sách sử như: "Việt Nam thế chí" và "Việt sử cương mục". Tiếc rằng đến nay, cả 2 bộ sách đều đã thất lạc. Bộ "Việt sử cương mục" của ông được sử gia Ngô Sĩ Liên nhận xét: "Ghi chép thận trọng mà có phương pháp, bình luận sự việc thiết đáng mà không rườm rà, cũng gần hy vọng được".
Hồ Tông Thốc là một trong những nhân tài khoa bảng đầu tiên của vùng đất học xứ Nghệ. Ngày nay, tại quê ông ở xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, một ngôi trường được đặt theo tên ông, đó là THCS Hồ Tông Thốc. Tên ông cũng được đặt cho đường phố ở thành phố Vinh (Nghệ An).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Gia đình duy nhất trong sử Việt có ông, cha, cháu cùng đỗ trạng nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO