Gánh nặng mưu sinh của góa phụ làng biển

kinhtedothi| 04/05/2022 13:54

Cơn thịnh nộ của biển và tai nạn bất ngờ ập đến với ngư dân ở Quảng Ngãi làm không ít gia đình mất đi trụ cột, những người vợ trở thành góa phụ. Cuộc mưu sinh vốn đã khó khăn, nay lại thêm oằn gánh trên vai họ.

Mẹ góa, con côi

Mặt trời lên cao, nắng vàng trải rộng trên mặt biển, mới hơn 8 giờ sáng mà thời tiết đã trở nên oi bức. Cặm cụi trong gian bếp nhỏ, bà Trịnh Thị Hiền (49 tuổi, thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) một tay thấm mồ hôi đọng thành giọt bên thái dương, tay kia vẫn không ngừng róc bánh xèo vừa chín tới. Nóng ruột vì đợi lâu, khách khom người bước vào giục, không quen với mùi khói bếp xộc vào mắt cay xè, lại vội vã bước ra.

Ăn xong mấy cái bánh xèo, bà Võ Thị Thu (hàng xóm bà Hiền) thong thả nhấp ngụm nước chè, chép miệng: “Nó đúc bánh kiếm tiền nuôi con hơn chục năm rồi, kể từ lúc ông chồng nó chết. Ông Thành chết năm nào, tui quên mất rồi Hiền? ”

Gần 12 năm trôi qua, bà Trịnh Thị Hiền vẫn né tránh khi nói về tai nạn của chồng.
Gần 12 năm trôi qua, bà Trịnh Thị Hiền vẫn né tránh khi nói về tai nạn của chồng.

Bà Hiền nói vóng ra: “Hồi năm 2009 đó, tàu chìm, ổng cũng đi theo. Ổng đi đâu đi mãi không thấy về. Mà đừng có hỏi tui mấy vụ này, tui lại khóc”.

Bà Thu “ờ” một tiếng rồi thủ thỉ: “Tội, cực quá mà! Chồng chết hơn chục năm, để lại 4 đứa con nheo nhóc, đứa lớn nhất năm đó mới 11 tuổi, đứa nhỏ nhất mới 8 tháng”.

Mùa biển động năm 2009, khi những con sóng lớn và gió to hùng hổ kéo đến, dân làng biển nháo nhác mang tàu đi neo gửi nơi khác, tránh sóng lớn đánh vỡ tàu hoặc cuốn đi mất. Ông Võ Trường Thành (chồng bà Hiền) cùng người bà con nổ máy mang tàu đi neo thì gặp sự cố. Tàu lật úp, người mất tích.

“Thời gian đó kiếm mãi mà không thấy xác, dân làng cũng góp tiền để đi kiếm. Chừng chục ngày sau thì bão lớn vào, bão số 9/2009… Sau bão đi kiếm tiếp, nhưng không thấy đâu, tàu cũng mất luôn” - bà Võ Thị Thu kể.

Mất đi trụ cột, bà Trịnh Thị Hiền tưởng như đứng không vững. Suốt thời gian dài sau đó, 5 mẹ con đối mặt với hàng loạt khó khăn, phần vì số tiền nợ vay đóng tàu, phần thì con nheo nhóc, phần thì bà Hiền không có công việc. Chẳng biết bấu víu vào đâu!

Đúc xong những chiếc bánh xèo cuối cùng cho người khách ăn sáng muộn, bà Hiền dụi củi, vun tro lại rồi thu xếp dụng cụ, mang ra bên ngoài dọn rửa. Đã qua cơn xúc động, bà Hiền ngồi hướng mặt về phía biển, giọng nửa buồn, nửa như hờn trách: “Có ổng thì cuộc sống đỡ vất vả, còn ổng đi rồi, một mình tui gồng gánh. May nhờ bà con thương, giúp đỡ nhiều. Đứa út chừng một tuổi thì bắt đầu bán bánh xèo kiếm sống, bán thêm cả nước uống và các thứ lặt vặt khác… Rồi cũng qua! Mới đó mà hơn 12 năm rồi”.

Tàu cá của ngư dân Phước Thiện.
Tàu cá của ngư dân Phước Thiện.

Bà Hiền nheo nheo mắt nhìn ra biển. Nơi đó, hàng trăm con tàu đang dập dềnh trên sóng, có tàu ra khơi, có tàu đang vào bờ xuống cá. “Sống nhờ biển mà chết cũng vì biển, tui thì sợ biển…” - bà Trịnh Thị Hiền nhỏ giọng dần.

“Có chồng đi biển, hồn treo cột buồm”

Cách nhà bà Hiền chừng vài trăm mét là chợ cá. Từ sáng sớm, bãi biển thôn Phước Thiện đã trở nên nhộn nhịp, sôi động. Tàu thuyền tấp nập cập bến, những sọt cá tươi roi rói nhanh chóng được chuyển lên bờ, giao cho tiểu thương. Giữa những tiếng nói cười, trao đổi, mặc cả ồn ã, gánh đậu hũ của bà Nguyễn Thị Ngọ (57 tuổi) lại có khoảng lặng riêng.

Chợ cá trên bãi biển.
Chợ cá trên bãi biển.

Không chao chát, đôi co, cánh phụ nữ làng biển tìm đến gánh đậu hũ của bà Nguyễn Thị Ngọ để tiếp thêm năng lượng. Đón chén đậu hũ nóng hổi, sóng sánh, thơm lừng, các bà, các chị vừa đảo nhẹ vừa thổi rồi đưa muỗng lên húp “Soạt!”. Vị thanh mát của đậu hũ, vị ngọt của nước đường, kèm theo vị thơm nhẹ của gừng tươi trôi tuột xuống cổ họng, xua tan cơn mệt mỏi. Một chị gái đưa tay ra, bà Ngọ nhanh nhẹn tiếp thêm chén khác.

“Ăn 2 chén mới đã, đậu hũ của bà Ngọ ngon lắm. Tui thì ngày nào cũng phải ăn”, một “mối quen” của bà Hiền giòn giã. Như nói đúng “tim đen”, các bà, các chị đang ngồi ăn đậu hũ quanh đó cũng ngẩng đầu, phá lên cười.

Bà Nguyễn Thị Ngọ có hơn 20 năm bán đậu hũ mưu sinh.
Bà Nguyễn Thị Ngọ có hơn 20 năm bán đậu hũ mưu sinh.

Bà Nguyễn Thị Ngọ có hơn 20 năm bán đậu hũ. Từng ấy thời gian, bà đều đặn mỗi ngày quẩy đôi quang gánh ra bãi biển để bán cho những người ở chợ cá.

“Lúc trước ổng còn sống thì bán để kiếm thêm thu nhập. Năm 2012, từ khi ổng bị đột quỵ rồi chết trên biển thì nó lại trở thành nghề mưu sinh chính. Ổng để lại cho tui 5 đứa con, tụi nó khi đó vẫn còn đang đi học” - bà Nguyễn Thị Ngọ hồi tưởng.

Ngày nào bà Ngọ cũng thức dậy thật sớm để nấu, chuẩn bị đồ đạc rồi gánh đi bán: “Ngày bán nhiều thì được 2 thùng đậu. Đậu hũ này nấu bằng đậu nành được chọn kỹ, thơm lắm, ăn vừa có sức vừa nhẹ người” - bà Ngọ vừa phe phẩy chiếc mũ rộng vành để xua đi cơn nắng nóng, vừa nói.

Chồng mất gần 10 năm, bà Ngọ đã trải đủ gian nan khi phải gồng gánh nuôi các con. “Ngoài bán đậu hũ còn làm thuê các việc khác, ai thuê gì làm nấy. Chỉ cầu cho có sức khỏe, biết là nhiều khó khăn, nhưng nhìn con trưởng thành, cực mấy cũng hạnh phúc. Giờ còn đứa con út học lớp 8, ráng tích cóp tiền để nuôi nó học hành đàng hoàng” - bà Nguyễn Thị Ngọ bày tỏ.

Phụ nữ làng biển mưu sinh nơi chợ cá.
Phụ nữ làng biển mưu sinh nơi chợ cá.

Như bao làng chài khác, mỗi mùa biển động, những người vợ nơi đất liền ở Phước Thiện lại mong ngóng, phập phồng lo sợ. Và cũng không ít mùa sóng đi qua, một số phụ nữ làng này trở thành góa phụ.

Qua cơn thịnh nộ, biển lại hiền hòa, dịu êm. Nhưng cuộc mưu sinh khi thiếu vắng chỗ dựa vững chắc là người chồng của phụ nữ làng biển vẫn chưa lúc nào dễ dàng. Đằng sau những con sóng kia là bao nỗi gian truân và xót xa của những người “lấy chồng đi biển”, để rồi “hồn treo cột buồm”.

Ngư dân làng biển Phước Thiện.
Ngư dân làng biển Phước Thiện.

“Góa phụ  nói riêng và phụ nữ làng biển nói chung, ai cũng sống bằng tất cả nghị lực, nương theo con nước, nương theo lộc biển mỗi mùa, mỗi tháng. Tuần trăng tròn hay đêm trăng khuyết, cuộc sống vẫn đắp bồi theo đôi quang gánh cuộc đời. Đằng sau những tấm lưng đẫm mồ hôi sáng sớm của những người mẹ, người vợ vùng biển là mùi vị của cuộc sống, của giá trị hạnh phúc” - bà Lê Thị Quyền - Chủ tịch Hội LHPN xã Bình Hải chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nỗ lực cho những bước tiến của văn học nghệ thuật
    Năm 2024, Hà Nội đang vững bước tiến tới mốc son 70 năm giải phóng Thủ đô, đưa Thủ đô ta bước lên tầm cao mới trên mọi lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế, thu nhập và mức sống từng người dân đủ chứa đựng những cứ liệu hùng hồn nhất về sự phát triển ngoạn mục vượt bậc này.
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Cô giáo trẻ tài năng và tâm huyết với nghề
    Tiếp xúc với với cô giáo Nguyễn Ngọc Huyền, giáo viên trường Tiểu học Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội, tôi cảm nhận được sự đam mê, tận tâm đối với nghề qua lời nói, ánh mắt của cô - người giáo viên trẻ luôn tận tâm trong sự nghiệp dạy học, được đồng nghiệp và nhà trường ghi nhận, đánh giá cao.
  • Hành động đầy trách nhiệm của nhân viên xe buýt
    Mới đây, trên tuyến buýt 112, lộ trình Nam Thăng Long - Mê Linh, đã có hành động đầy trách nhiệm của nhân viên Tổng Công ty vận tải Hà Nội - Transerco giúp một hành khách nhỏ tuổi lên xe, nhưng cháu không nhớ được địa chỉ gia đình.
Đừng bỏ lỡ
  • Hòa nhạc "Những giai điệu vượt thời gian" tại Hà Nội
    Những bản nhạc cổ điển trứ danh của 4 nhà soạn nhạc vĩ đại gồm: Bach, Haydn, Mozart và Beethoven sẽ được các nghệ sĩ của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời trình diễn trong 2 đêm, 8 và 9/11, tại Hà Nội.
  • Quận Hai Bà Trưng gắn biển công trình vườn hoa hồ Thiền Quang với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ
    Sáng 18-10, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) đối với công trình vườn hoa hồ Thiền Quang.
  • Chiêm ngưỡng hình tượng rồng hiện diện, kiêu hãnh ở “trung tâm quyền lực” của triều Nguyễn
    Sau gần 3 năm “Đại trùng tu”, công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn điện Thái Hòa được trang trí hình tượng rồng đang dần được hoàn thiện và chờ ngày đón khách tham quan.
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
Gánh nặng mưu sinh của góa phụ làng biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO