Đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.

31/08/2017 09:11

Đường Láng dài 4.104m, rộng 10m. Từ ngã tư Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở, chạy bên bờ đông sông Tô Lịch, trên đất trại Yên Lãng và phường Thịnh Quang, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận cũ.


Đường Láng dài 4.104m, rộng 10m.

Đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Từ ngã tư Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở, chạy bên bờ đông sông Tô Lịch, trên đất trại Yên Lãng và phường Thịnh Quang, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận cũ.

Tên đường đặt năm 1986.

Nay thuộc 4 phường Láng Thượng, Láng Hạ, Thịnh Quang và Ngã Tư Sở, quận Đống Đa.

Láng là tên nôm của trại Yên Lãng, huyện Thanh Trì, trấn Sơn Nam thượng, nhưng đến đầu thế kỷ XIX thì đã thuộc về tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức.

Là một cụm cư dân cổ nên vùng Kẻ Láng có nhiều di tích, tất cả đều ở phía đông con đường (vì phía tây là sông Tô). Trên địa phận Láng Thượng có chùa Thưa thờ bà chị của Từ Lộ, chùa Nền thờ bố mẹ Từ Lộ rồi đến chùa Láng thờ Từ Lộ và hậu thân của ông là vua Lý Thần Tông. Truyền thuyết kể rằng Từ Vinh dùng phép thuật lọt vào phòng bà vợ của một hoàng thân nhà Lý và cợt ghẹo bà ta. Ông chồng nhờ sư Đại Điên trừng trị. Đại Điên pháp thuật cao cường hơn Từ Vinh, đã chém Từ Vinh thành ba đoạn vứt xuống sông Tô. Con của Vinh là Từ Lộ đi tìm thầy học đạo và giết được Đại Điên. Sau ông đầu thai làm con của một hoàn thân khác là Sùng Hiền hầu. Do vua Nhân Tông không có con nên đã truyền ngôi cho con của tước hầu này, trở thành vua Nhân Tông. Như vậy Nhân Tông là hậu thân của Từ Lộ. Lộ còn có đạo hiệu là Đạo Hạnh từng tu ở chùa Thày, Quốc Oai, hà Nội. Do vậy cả chùa Thày và chùa láng đến ngày mùng 7 tháng 3 tổ chức hội khá lớn. Riêng hội Láng có tính chất thuật lại cuộc chiến Từ Lộ - Đại Điên và là hội của sáu bảy làng ở hai bên bờ sông Tô: bên bờ tây là làng Vòng, làng Cót, làng Mọc; bên bờ đông ngoài ba làng Láng còn cả làng Thành Công cùng tham gia hội. Ngoài ra ở xóm Cầu Cót bên phía phải còn có đền Ngọ.

Sang đia phận Láng Trung có đền Đại ở ngay cổng làng, chùa Mứng ở cuối làng (có thể là trên đất Láng Hạ nhưng thực tế là chùa của Láng Trung), đặc biệt ở phía đông làng có Gò Cả mà năm 1940 quân đội Pháp đã dựng một pháo đài với ba khẩu pháo 75mm và bốn khẩu cao xạ (xem mục Pháo đài Láng).

Còn ở Láng Hạ thì ở đầu làng có đình Ứng Thiên thờ Hậu Thổ phu nhân, tương truyền đã “âm phù” vua nhà Lý trong chuyến chinh phạt phía Nam, song nhiều nhà dân tộc học cho đó là nữ thần Đất. Ngoài ra đình còn thờ Cao Sơn, công chúa Vĩnh Gia, hoàng tử Linh Lang và Từ Lương Tôn Thần. Lần trùng tu gần đây nhất là vào năm 1980. Đình được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1992. Ở lối sang Cống Mọc còn có miếu Vô Vi (có lẽ là một nơi thờ phụng của Đạo Giáo?). Chỗ nay là trường Lê Hồng Phong vốn là khu nghĩa trang Quảng Thiện thời Pháp thuộc.

Trong ba thôn này thì Láng Thượng Và Láng Trung trồng nhiều rau, đặc biệt là rau hung rất nổi tiếng. Còn Láng Hạ thì lại thả rau muống dọc sông Tô.

Qua nhiều lần thay đổi địa giới, từ 3 thôn Láng Thượng, Láng Trung, Láng Hạ, trở thành hai phường Láng Thượng và Láng Hạ như hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Rộn rã chèo xuân
    Mỗi dịp Tết đến, xuân về, khắp chốn Thăng Long - Hà Nội lại rộn ràng những khúc chèo của cha ông. Những làn điệu chèo cổ như du xuân, dương xuân, lới lơ, cách cú, đò đưa, hát đúm, nón thúng quai thao… nối tiếp ngân vang trong lời mới mừng đất nước chuyển mình bước vào vận hội mới. Những trích đoạn chèo cổ, vở diễn được các nhà hát rộn ràng sáng đèn mời gọi bao bước chân dập dìu tìm về và đắm mình trong di sản nghệ thuật ngàn năm.
  • Giữ hồn Tết Việt phương xa
    Có những thời khắc mà một món ăn, một mùi hương, một khung cảnh, một dáng hình bỗng dưng ùa về trong tâm trí chẳng hề báo trước. Như là khi những trang lịch cuối cùng của năm gọi mưa phùn bay nhè nhẹ, bánh chưng xanh dẻo thơm bên bếp than hồng, hương thoảng đưa từ nồi nước mùi già mẹ nấu, cái cảm giác sum vầy ấm áp bên gia đình… quyện lại thành nỗi xuyến xao trong tim. Với những người con ở phương xa, dòng ký ức này có lẽ càng cuộn trào hơn cả, như sóng vỗ từng hồi từng hồi không cách nào ngừng lại. Để rồi, họ chọn cách tự tạo ra không khí Tết cho mình, cho những người thân bên cạnh và sẻ chia cùng bạn bè quốc tế, để cùng đón một năm mới rực rỡ nhất theo cách “thật Việt Nam”.
  • Lễ hội xuân miền di sản
    Địa linh, tự bản thân nó đã là nơi chung đúc nên linh khí và kiến tạo các giá trị vật thể của vùng đất. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, “nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây” (Chiếu dời đô), là một địa linh từ ngàn xưa. Ở nơi này, người người tụ họp, do cố kết với nhau, cộng mệnh cộng cảm mà thành ra những lễ hội của cộng đồng.
  • Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
    Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được đề xuất đầu tư với tổng chiều dài hơn 403km, đi qua 9 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.
  • SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
    Ngày 3/2/2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chính thức tổ chức Lễ bàn giao Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Bưu điện (PTF) cho đối tác AEON Financial Service Co., Ltd. (AEON Financial) - thành viên thuộc mảng tài chính của AEON Group.
Đừng bỏ lỡ
  • [Inforgraphic] Kinh tế - xã hội TP Hà Nội tháng 1/2025
    Theo Cục thống kê Hà Nội, trong tháng 1 đầu năm 2025 khách quốc tế đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ tăng 39,7%, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 20,8%, thu ngân sách tăng 31,3% so với cùng ký năm 2024... là những điểm nhấn về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội trong tháng đầu tiên của năm mới 2025.
  • Bước mùa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bước mùa của tác giả Dương Văn Lượng.
  • Đặc sắc trò chơi dân gian Đu Tiên, đua thuyền trên sông Ô Lâu đầu năm mới Ất Tỵ 2025
    Đông đảo người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian Đu Tiên và đua thuyền trên sông Ô Lâu trong những ngày đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025
  • Khai hội đền Sóc năm 2025
    Hòa chung không khí của cả nước đang tưng bừng chào Xuân mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); sáng 3/2/2025, (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), huyện Sóc Sơn đã long trọng tổ chức khai hội đền Sóc năm 2025, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).
  • Hà Nội đón 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
  • Mùa xuân và tục khai bút của người Việt
    Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có rất nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục. Trong đó, tục khai bút được xem như là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần trọng học, trọng cái đẹp của người Việt mỗi khi Tết đến Xuân về. Tương truyền, tục khai bút xuất hiện ở Việt Nam gắn với việc tưởng niệm nhà giáo Chu Văn An - một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học và dược lưu danh là “Ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”.
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Đón hơn 65.000 lượt khách trong 3 ngày đầu năm mới
    Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón trên 65.000 lượt du khách. Dự kiến, trong cả 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, số lượng người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm tại di tích sẽ còn tăng cao.
  • Dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
    Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng các đại biểu đã dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn nhân kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
  • Đền Sóc nhộn nhịp trước ngày khai hội
    Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) năm 2025 sẽ khai hội vào ngày 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc. Những ngày đầu năm mới, trước thời điểm khai hội đã có rất đông người dân và du khách đến với Khu di tích đền Sóc để du xuân, vãn cảnh và cầu bình an.
  • Trang trọng Lễ rước kiệu đền Hai Bà Trưng
    Sáng 1/2 (tức mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), nghi thức rước kiệu Hai Bà Trưng năm 2025 mở đầu cho lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã trang trọng diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
Đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO