Đường Lạc Long Quân, thuộc quận Tây Hồ và quận Cầu Giấy, Hà Nội.

30/08/2017 11:27

Đường Lạc Long Quân dài 4.000m, rộng 10m. Từ ngã ba Nhật Tân - Phú Xá, qua Xuân Tảo, Trích Sài, Bái Ân đến Chợ Bưởi, qua trước mặt trụ sở UBND quận Tây Hồ.


Đường Lạc Long Quân dài 4.000m, rộng 10m.

Đường Lạc Long Quân, thuộc quận Tây Hồ và quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Từ ngã ba Nhật Tân – Phú Xá, qua Xuân Tảo, Trích Sài, Bái Ân đến Chợ Bưởi, qua trước mặt trụ sở UBND quận Tây Hồ.

Đất các phường Nhật Chiêu (tổng Thượng), Trích Sài, Bái Ân, Yên Thái (tổng Trung) huyện Vĩnh Thuận cũ. Nay đoạn đầu đường thuộc các phường Nhật Tân, Phú Thượng, Xuân La, quận Tây Hồ; từ ngã ba Chợ Bưởi thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ và Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.

Tên đường đặt tháng 10/1986.

Như vậy đường Lạc Long Quân đi trên đất thôn Bắc làng Nhật Tân, thôn Vệ Hồ của Quán La, Xuân Tảo rồi Bái Ân, Nghĩa Đô bên phía tây và Trích Sài, Võng Thị, Yên Thái bên phía đông. Ngay bên cạnh đường về phía đông (tức ở bên bờ hồ Tây) có các chùa nổi tiếng: Tào Sách, Vạn Niên, Thiên Niên. Nếu đi từ Chợ Bưởi lên thì đến nửa đường rẽ về phía trái xuống dốc đi vào Quán La rồi Xuân Đỉnh, sẽ thấy đền Sóc thờ Phù Đổng Thiên Vương.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì sự tích Lạc Long Quân được kể như sau: “Cháu ba đời của Viêm đế Thần Nông là Đế Minh, lấy con gái Vụ Tiên sinh ra Kinh Dương Vương… Minh lập ngài làm con nối ngôi trị phương Bắc, phong cho Kinh Dương Vương trị phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ. Kinh Dương Vương lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh ra trăm con trai là tổ của Bách Việt… Chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về Nam Hải, phong con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi”.

Như vậy Lạc Long Quân là ông tổ của dân ta.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Đường Lạc Long Quân, thuộc quận Tây Hồ và quận Cầu Giấy, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO