Đường La Thành, thuộc quận Đống Đa và quận Ba Đình, Hà Nội.

30/08/2017 11:16

Đường La Thành dài 2.500m, rộng 11m.

Đường La Thành dài 2.500m, rộng 11m.

Đường La Thành, thuộc quận Đống Đa và quận Ba Đình, Hà Nội.

Từ ngã năm ô Chợ Dừa đến ngã ba Voi Phục – Cầu Giấy. Vốn là đoạn tường lũy phía nam, vòng giữa của tòa thành Đại La, chạy dọc bên bờ bắc sông Kim Ngưu – một nhánh của sông Tô. Nay thuộc các phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa), Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh (quận Ba Đình).

La Thành nguyên nghĩa là một danh từ chung chỉ những thành lũy bao quanh một tòa thành (nhỏ hơn), hoặc một đô thị nằm ở bên trong. Những tên này được dùng trong các sử cũ (của Trung Quốc và Việt Nam), để chỉ những thành lũy do bọn đô hộ phong kiến phương Bắc xây đắp trong thời Bắc thuộc ở vào địa phận Hà Nội ngày nay. Hà Nội ngày nay. Cái tên La Thành xuất hiện trước thế kỷ VIII: năm 767 Trương Bá Nghi đắp La Thành chỉ cao có vài thước.

Năm 808 Trương Châu sửa lại La Thành nâng cao tới 22 thước (tức khoảng 6 mét 80).

Năm 866 Cao Biền đắp Đại La Thành, chi vi 1.980 trượng 5 thước (khoảng 6km 139), cao 2 trượng 6 thước (khoảng 8 mét). Như vậy là trong suốt thời Bắc thuộc, La Thành là một danh từ chung chỉ những tòa thành mà bọn cai trị phương Bắc đắp bao quanh đô thị trị sở của chúng là Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay).

Đến năm 1010, trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn có danh từ Đại La Thành để chỉ La thành do Cao Biền đắp (hoặc đắp lại) với tư cách là một danh từ riêng. Cũng từ năm này xuất hiện tên thành Thăng Long, nhưng cái tên thành Đại La thỉnh thoảng vẫn được dùng trong sử sách, nhất là trong thơ văn để chỉ kinh đô Thăng Long. Trong thực tế, Đại La Thành hay La Thành cụ thể là ở vào chỗ nào so với ngày nay thì chưa được giới sử học nhất trí xác nhận. Chỉ biết rằng một số nhà nghiên cứu gần đây muốn danh từ La Thành được dùng để chỉ tòa thành đất vòng giữa bao quanh khu vực đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa. Còn danh từ Đại La thì chỉ tòa thành đất vòng ngoài bao bọc trọn vẹn kinh thành cũ gồm hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức (tới 1805 đổi là Vĩnh Thuận). Hai huyện này tồn tại mãi tới đầu thời Pháp thuộc.

Cách hiểu đó được vận dụng để đặt tên cho phố Đại La (xem mục Đại La) và đường La Thành.

So vào bản đồ Hà Nội 1831 thì chỗ ngã tư Giảng Võ – Láng Hạ có tên là Chuôi Vồ Cổng Lấp. Có thể nơi đó vốn là một cái cổng xẻ qua thân tòa thành đất vòng giữa. Ở đây tường thành lại nhô ra như chuôi vồ. Về sau, cổng đó bị lấp đi nhưng cái tên thì lưu lại tới năm 1831.

Ngoài ra, đoạn tường lũy phía nam này vốn chạy dọc trên bờ bắc sông Kim Ngưu (một nhánh của sông Tô Lịch) cho nên có tác dụng ngăn nước lụt mùa mưa lũ, do đó trước đây còn gọi là đê La Thành (thực ra khi đắp tòa thành vòng giữa này, người thiết kế đã dùng sông Kim Ngưu làm hào phía nam, cũng như đã dùng sông Tô Lịch làm hào phía bắc và phía tây).

Đường La Thành như hiện nay là do quyết định của Thành phố tháng 1/1999. Trước đó đoạn từ ngã ba Cầu Giấy – Kim Mã đến ngã tư Giảng Võ – Láng Hạ dân quen gọi là phố Giảng Võ (vì đi qua làng Giảng Võ). Còn gọi đê La Thành là từ ô Kim Liên chỗ ngã tư Đại Cồ Việt – Giải Phóng chạy qua ô Chợ Dừa sang tới ngã tư Giảng Võ. Theo quy định hiện nay thì đoạn ô Kim Liên – ô Cầu Dừa chưa có tên chính thức, và chữ đệ được thay bằng chữ đường và đường La Thành tuy bỏ đoạn đó nhưng lại thêm đoạn từ ngã tư Giảng Võ – Láng Hạ đến ngã ba Cầu Giấy – Kim Mã.

Ven đường La Thành có môt ngôi chùa cổ: chùa Thanh Nhàn ở cánh đồng bên phía bắc đường. Lối vào chùa ở gần trường Mỹ thuật công nghiệp. Tuy nằm trên đất Hào Nam nhưng chính lại là chùa của làng Xã Đàn.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Đường La Thành, thuộc quận Đống Đa và quận Ba Đình, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO