Đường Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội

12/06/2017 09:58

Đường Cầu Diễn dài 3.400m, rộng 7,5m. Đi từ Cầu Diễn qua sông Nhuệ đi đến ngã tư Nhổn.

Đây vốn là một đoạn của quốc lộ 32 (Hà Nội – Sơn Tây) đi qua hai xã Minh Khai và Phú Diễn huyện Từ Liêm.

Nay thuộc thị trấn Cầu Diễn, xã Phú Diễn và xã Minh Khai huyện Từ Liêm.

Tên đường được đặt tháng 1/2002.

Gọi là đường Cầu Diễn vì chạy qua vùng Kẻ Diễn. Cầu bắc qua sông Nhuệ và đi từ đây đến ngã tư Nhổn vốn là một cụm gồm 7 làng đều có tên nôm là Diễn, đó là Phú Diễn, Đức Diễn, Đình Quán, Kiều Mai, Ngọa Long, Nguyên Xá, Kiều Trì. Đầu thế kỷ XIX, 7 làng này hợp thành 3 xã: Phu Diễn, Phú Diễn, Phù Diễn thuộc tổng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.

Làng Phú Diễn vốn là quê hương của một danh y nổi tiếng đầu thế kỷ XVIII là Nguyễn Đạo An, phía Tây Phú Diễn là xã Phu Diễn, cuối thế kỷ XIX đổi thành Đức Diễn, 5 làng còn lại (Đình Quán, Kiều Mai, Ngọa Long, Nguyên Xá, Kiều Trì) vốn thuộc xã Phù Diễn nhưng đến cuối thế kỷ XIX thôn Kiều Trì tách thành một xã đổi tên là Vân Trì, 4 làng còn lại đổi là xã Phúc Diễn. Trong xã này làng Kiều Mai ở sát đầu cầu về phía Nam (phía Bắc là thôn Đình Quán) ở đầu phía Tây của đường Cầu Diễn là thôn Nguyên Xá. Tại thôn này có ngôi miếu Đồng Cổ, tương truyền những nghĩa quan người Thanh Hóa vùng Đan Nê, huyện Yên Định vốn có đền Đồng Cổ tham gia một cuộc khởi nghĩa tiến ra Bắc rồi trụ lại ở đây.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Bản quyền sáng tạo văn hóa nghệ thuật trong phát triển công nghiệp văn hóa?
    Nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sáng tạo bỏ nhiều công sức tạo ra tác phẩm, sản phẩm, nhưng ngay chỉ hôm trước hôm sau, tác phẩm đã bị “đạo”, “nhái”, hoặc khai thác trên các nền tảng khác mà không được phép... Nghệ sĩ, nhệ nhân, nhà sáng tạo liệu có thể tự bảo vệ mình trước tình trạng này?
  • Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khơi dậy tình yêu lịch sử qua trải nghiệm tour di sản sáng tạo
    Qua 4 mùa tổ chức, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 (từ 9 - 17/11) thí điểm thêm những lựa chọn hình thức trải nghiệm theo tour di sản sáng tạo, giúp nhân dân khám phá và tiếp cận những công trình di sản theo cách vừa mới lạ vừa gần gũi hơn, từ đó khuyến khích nhân dân biến những vốn di sản tinh hoa của thành phố này thành vốn tri thức và sáng tạo của chính mình và cộng đồng.
  • Nhà giáo ưu tú 34 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người
    34 năm cống hiến bền bỉ cho sự nghiệp trồng người, danh hiệu Nhà giáo ưu tú mà Nhà nước phong tặng cho cô giáo Nguyễn Thị Bích Nga (SN 1969), Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nghĩa Tân (Hà Nội) ) là sự ghi nhận xứng đáng, tạo động lực để cô tiếp tục cống hiến, lan tỏa tình yêu thương tới những những mầm non tương lai của đất nước.
  • Gần 500 người diễu hành tại Ngày hội Việt phục "Bách Hoa bộ hành"
    Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, chiều 17/11, tại khu vực phố cổ trung tâm Thủ đô Hà Nội diễn ra Ngày hội Việt phục "Bách Hoa bộ hành" lần thứ tư.
Đừng bỏ lỡ
Đường Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO