Dương Cảnh Công và nhị vị phu nhân

Yên Giang (sưu tầm)| 22/01/2021 09:23

(Thành hoàng làng La Cả, phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP. Hà Nội)

Dương Cảnh Công và nhị vị phu nhân
Đình La Cả
Theo thần phả hiện còn lưu giữ ở quán La, tương truyền: mẫu ở Thành hoàng làng là cô thợ nhuộm Trần Thị Châu, quê ở Sài Trang, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, đạo Hải Dương. Một lần cô đi nhuộm đến Đại La Trang và Kỳ La Khu gặp đúng dịp mở hội. Cô dừng chân xem hội và nghỉ lại đêm tại bờ rừng, nay là nền quán. Đêm ấy cô được thần mộng triệu hồi thai nghén mà sinh ra ngài. Lớn lên Đương Cảnh Thành hoàng theo học Tản Viên Sơn Thánh rồi kết duyên cùng hai nàng Tuyên Nương và Chính Nương là con gái động chủ Ma Thị (mẹ nuôi Sơn Tinh, cùng dòng dõi tiên thánh). Nhớ lời mẹ kể về nguồn gốc của mình, ngài đưa hai nàng về Đại La sinh sống. 

Ít năm sau cả một vùng rộng lớn của đất nước bị thú dữ hoành hành gây thiệt hại cho gia súc và mùa màng. Vua Hùng Duệ Vương cho sứ giả chiêu cầu người tài ra diệt ác thú cứu dân. Đương Cảnh nghe chiếu truyền, liền tuyển mộ tráng sĩ lên kinh đô xin vua cho đi diệt trừ thú dữ. Hùng Duệ Vương ban cho Vương Cảnh làm Đô đốc, Chính Nương thông thạo rừng núi dẫn đường. Với tài trí của mình cùng sức mạnh của dân binh, bầy thú dữ lần lượt bị ngài tiêu diệt. 

Cuối cùng chúa sơn lâm là “hổ lang vàng mép” bị sa lầy tại Đại La. Ngài cho dân giết hổ lột da, xả thịt mở tiệc ăn mừng. Xương hổ chất thành đống, đến nay còn dấu tích là Đống Hùm nằm trên đường từ đình lên quán La. Da hổ được giữ làm kỷ niệm chiến tích diệt trừ dã thú. Về sau, trong hội rước tấm da hổ được trải trên kiệu của ngài. 

Một hôm vào ngày mùng 2 tháng Chạp tự nhiên có một dải mây hồng đẹp như tấm lụa buông xuống trước cửa trại ngài. Ngài chưa kịp định thần thì hai phu nhân tiên thánh đã theo đó mà ngược về trời. Cảm buồn về cảnh cô đơn, ngài lên ngựa đi sâu vào rừng và cũng không bao giờ về nữa. 

Dân địa phương vội trình việc này lên với vua. Nhớ công trạng của ngài, vua Hùng phong ngài chức Đô đốc Linh Ứng Đại vương và cho dân làng tôn thờ làm Thành hoàng. Dân làng nhớ ơn ngài và hai phu nhân đã dựng quán làm đình đời đời đèn nhang thờ phụng. Lễ hội thường 5 năm mới mở đại đám một lần vào các ngày từ mùng 6 đến 12 tháng Giêng.

Giã La là đoạn cuối của lễ hội diễn ra từ chiều đến hết đêm 14 tháng Giêng, có tục tắt đèn đánh hổ rất hấp dẫn, người xưa có câu: 

Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy
Vui thì vui vậy, chẳng tày Giã La

Đình La Cả là một ngôi đình lớn gồm hai tòa Tiền tế và Đại bái, xếp song song theo kiểu chữ nhị (=).

Trong đình, trên những hàng cột có nhiều câu đối sơn son thiếp vàng ca ngợi công lao của Thành hoàng, trong đó có câu:

Cứu thử vạn phương dân, 
phạt hổ khu lang, tồn hiển tích,
Nguy nhiên nhiên cổ thánh, đằng vân 
giá phượng, tủng anh thanh. 

Dịch nghĩa:

Cứu vạn dân vùng này, dẹp hùm
 đuổi sói, dấu in còn rõ,
Vòi vọi mình thánh muôn thủa, đè mây 
cưỡi phượng tiếng lẫy lừng.

Trong đình hiện còn lưu giữ 22 đạo sắc phong, đạo sớm nhất vào năm Vĩnh Thị thứ 3 (1660), đạo muộn nhất vào năm Duy Tân thứ 3 (1909). Đáng lưu ý có 2 đạo sắc thời Tây Sơn (1792, 1793).

Đình La Cả đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia ngày 7/1/2000. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Dương Cảnh Công và nhị vị phu nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO