Đừng để thầy cô “đơn độc” trong cuộc chiến phòng chống ma túy học đường

Tùng Dương | 18/06/2021 18:27

Trong tỷ lệ 95% người nghiện, sử dụng ma túy tổng hợp có tới 70% là giới trẻ. Thực trạng báo động công tác phòng chống ma túy học đường đang cấp bách hơn bao giờ hết. Trong đó, thầy cô chính là những chiến sĩ tiên phong trong mặt trận chống “giặc”. Vậy cần phải làm gì để công tác phòng chống ma túy hiệu quả hơn. Và thầy cô không “đơn độc” trên chiến trường đó.

Học sinh, sinh viên hiểu về tác hại của ma túy đến đâu?

Hiện nay, công tác phòng chống giáo dục ma túy chỉ được lồng ghép trong các buổi sinh hoạt đầu khoá, ngoại khoá. Dẫn đến quỹ thời gian dành cho việc tuyên truyền, giáo dục còn hạn chế.

Ở những nơi chưa phát hiện học sinh, sinh viên nghiện ma tuý, lãnh đạo nhà trường và giáo viên còn chủ quan. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa gia đình, nhà trường trong quản lý học sinh, sinh viên. 

Đừng để thầy cô “đơn độc” trong cuộc chiến phòng chống ma túy học đường

Tuyên truyền về nội dung và hình thức nhằm giúp cho HSSV hiểu rõ về tác hại của ma túy.

Ở một số nhà trường, việc phòng, chống ma túy trong trường học chưa được đầu tư chiều sâu. Bộ máy kiêm nhiệm chưa đủ mạnh để duy trì cập nhật, xử lý các nguồn thông tin trong học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên liên quan đến ma túy. Chưa phát huy tốt vai trò chủ động của học sinh, sinh viên tham gia phòng, chống ma túy trong trường học và cộng đồng…

Em Phan Minh Quang, học sinh lớp 11 chuyên Sinh, trường THPT Chuyên Bắc Giang chia sẻ: “Vào giờ chào cờ đầu tuần, trường em thường tổ chức học động ngoại khóa phòng chống tệ nạn xã hội, trong đó có phòng chống ma túy. Trong khuôn viên nhà trường cũng có rất nhiều băng rôn, khẩu hiệu về tác hại của ma túy. Em cũng tự tìm hiểu thêm về hình ảnh liên quan đến các loại ma túy, vì em biết ma túy ngày càng đa dạng chủng loại. Tuy nhiên, em cũng có nhiều bạn bè chưa thật sự hiểu sau về các loại ma túy mới và tác hại của nó…”

Chỉ có 4,5% số học sinh được Viện PSD khảo sát cho rằng mình có những kiến thức đầy đủ về các chất ma túy. Trong khi đó có tới 42,2% số người cho biết không có kiến thức về nội dung này.

Theo kết quả khảo sát, phần lớn học sinh, sinh viên đều nhận biết được những chất gây nghiện bất hợp pháp. Nhưng lại không biết về những loại ma túy mới xuất hiện.

Cấp bách thực hiện các giải pháp phòng chống ma túy học đường

Trên thực tế, việc tuyên truyền phòng chống ma túy trong các buổi hoạt động ngoại khóa chưa mang lại hiệu quả bền vững. Cô Thanh Ngọc, giáo viên tại quận Ba Đình, Hà Nội nhận định: “Là một giáo viên, tôi thấy việc giáo dục phòng ngừa ma túy trong trường học là vô cùng cần thiết và cấp bách. Việc này không chỉ dừng lại ở một vài buổi tọa đàm, mà còn cần được đưa vào chương trình chính khóa để các em hiểu sâu và rõ về tác hại của ma túy, qua đó hướng dẫn các em những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân mình.”

Đừng để thầy cô “đơn độc” trong cuộc chiến phòng chống ma túy học đường

Tuyên truyền về nội dung và hình thức nhằm giúp cho HSSV hiểu rõ về tác hại của ma túy.

Thầy Lê Thiêm - Bí thư đoàn trường THPT Thạch Thành 1, Thanh Hóa cũng chia sẻ: “Nhiều năm gần đây, nhà trường đã rất chú trọng tuyên truyền phòng chống ma túy cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt đầu tuần. Ngoài ra, trường đã phối hợp chặt chẽ với công an huyện để giúp các em học sinh bổ sung kiến thức về các chất ma túy mới. Tuy nhiên, để công tác phòng chống ma túy trong học đường thật sự đạt hiệu quả, giáo viên và học sinh cần phải chung tay vào cuộc quyết liệt thực hiện các giải pháp đồng bộ…”

Nếu ngay bây giờ, chúng ta không thực hiện ngay các công tác giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh, sinh viên thì đợi đến bao giờ?

Một số giải pháp các nhà trường cần tham khảo để đẩy lùi thực trạng đáng báo động về ma túy trong nhà trường:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền phòng, chống ma túy trong HSSV. Tuyên truyền đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức nhằm giúp cho HSSV nắm và hiểu rõ về ma túy, tác hại của ma túy.

Các trường học cần tổ chức các hoạt động truyền thông phổ biến kiến thức và kỹ năng phòng chống ma túy cho HSSV, như kỹ năng từ chối rủ rê sử dụng ma túy, kỹ năng hóa giải những cảm xúc tiêu cực, kỹ năng đối phó với những tình huống có nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng ma túy. Tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ vui chơi, giải trí bổ ích đối với HSSV, tạo môi trường lành mạnh, giúp HSSV tránh xa ma túy.

Tăng cường hệ giữa nhà trường, gia đình và công an địa phương trong việc giáo dục, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn ma túy. Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, nhất là lực lượng Công an cơ sở xã, phường kết hợp với nhà trường thực hiện giáo dục tuyên truyền phòng chống ma túy trực quan, sinh động hơn.

Các nhà trường cần biểu dương kịp thời và công khai những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống ma túy trong HSSV các trường đại học, cao đẳng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và xây dựng nhà trường, địa bàn trong sạch, không có tệ nạn ma túy.  

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Đừng để thầy cô “đơn độc” trong cuộc chiến phòng chống ma túy học đường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO