Du lịch biển Việt Nam: Loay hoay tìm thương hiệu

hnm| 14/08/2012 11:23

(NHN) Việc 7 tháng đầu năm nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển tăng 54,9% so với cùng kử³ năm 2011 đã phần nà o cho thấy sức hấp dẫn ngà y một lớn của du lịch biển Việt Nam. Nhưng sự phát triển ấy vẫn chưa tương xứng với tiửm năng.

Khách du lịch quốc tế tham quan Vịnh Hạ Long bằng thuyửn Kayak. Ảnh: Yến Ngọc

Vẫn là  tiửm năng

Sở hữu bử biển dà i 3.260km với 125 bãi biển đẹp, hơn 3.000 đảo lớn nhử, nước ta có nhiửu điửu kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển. à”ng Phan Аình Huê, Giám đốc Công ty Du lịch Vòng Tròn Việt nhận định, biển Việt Nam hội tụ đủ "3S" mà  bất cứ khách nước ngoà i nà o cũng thích, đó là  "sun" (ánh nắng mặt trời), "sea" (biển trong xanh) và  "sand" (bãi cát đẹp). Vì thế, phần lớn các công ty du lịch, các hãng lữ hà nh trong nước đửu đưa khách nước ngoà i đến biển. Với lợi thế đó, ông Trần Văn Long, Giám đốc Công ty Du lịch Việt cho rằng: "Không ít bãi biển của Việt Nam có thể xây dựng thương hiệu mang tầm quốc tế tương tự như Bali của Indonesia, Phuket của Thái Lan hay Lankawi của Malaysia, song vì phát triển tự phát, riêng lẻ, thiếu không gian kiến trúc tổng thể, đặc trưng nên chưa thực sự hấp dẫn du khách.

Các khu nghỉ dườ¡ng ven biển có giá dịch vụ quá cao, không phù hợp với mức thu nhập của người dân trong nước nên một bộ phận không nhử khách nội địa đã lựa chọn các tour du lịch biển nước ngoà i thay cho tour trong nước". Các điểm du lịch biển cũng là  đích đến của khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển. Trong khi nhóm khách hà ng cao cấp nà y đến Việt Nam ngà y một tăng thì cơ sở hạ tầng lại chưa đáp ứng được nhu cầu. Là  người trực tiếp khai thác nhiửu tour bằng đường biển, bà  Đoà n Thị Thanh Trà , cán bộ tiếp thị của Công ty Saigontourist cho biết, dọc hơn 3.260km bử biển nước ta chưa có cảng chuyên biệt nà o dà nh cho tà u du lịch, tà u biển chở khách và o Việt Nam phải neo đậu nhử các cảng hà ng hóa.

Cảng hà ng hóa không phải dùng để phục vụ du lịch nên thường thiếu từ chỗ nghỉ ngơi, nhà  vệ sinh, nơi bán hà ng lưu niệm, đến dịch vụ vui chơi, giải trí... Ngay tại thà nh phố Hồ Chí Minh, tà u du lịch biển cỡ lớn không thể và o Cảng Nhà  Rồng, phải đậu ở các cảng xa khiến khách mất rất nhiửu thời gian di chuyển và o thà nh phố. Аáng lo ngại hơn, nhiửu bãi biển đang phải đối mặt với nguy cơ "thủy triửu đử" hoặc "chết" do rác đô thị và  sinh hoạt, chất thải từ hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, từ giao thông vận tải trên biển, khai thác dầu khí...

Là m gì để hấp dẫn?

Thống kê cho thấy, khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển tăng liên tục trong 3 năm trở lại đây. Bảy tháng đầu năm nay, Việt Nam đón 38.612 lượt khách, tăng 54,9% so với cùng kử³ năm 2011. Ngà nh du lịch đặt ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ đón khoảng 1 triệu lượt khách đến bằng đường biển, doanh thu từ du lịch tà u biển sẽ chiếm 10% tổng số doanh thu toà n ngà nh (hiện nay là  3-4%). Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam cũng dự báo, du lịch biển sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Như vậy, du lịch biển không những giữ vai trò kết nối các tour, tuyến du lịch của Việt Nam mà  còn là  hướng phát triển tất yếu. Аón đầu hướng phát triển nà y, nhiửu chuyên gia cho rằng, ngay từ bây giử ngà nh du lịch nói chung, các điểm đến du lịch biển nói riêng phải xây dựng được thương hiệu từ chính nội lực.

Theo ý kiến của ông Nguyễn Huyên, Phó Tổng giám đốc Công ty Saigontourist thì ở góc độ doanh nghiệp, phải quan tâm xây dựng thương hiệu du lịch. Аó là  việc tạo ra sản phẩm du lịch biển đảo gắn với văn hóa đặc thù của các địa phương; đồng thời đà o tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch biển vừa có sức khửe, nghiệp vụ, kử¹ năng, vừa thông thạo ngoại ngữ, yêu nghử. Ở góc độ rộng hơn, các doanh nghiệp mong muốn Nhà  nước giảm tiửn thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi tín dụng... cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư hạ tầng, cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch biển, đảo.

Với kinh nghiệm xây dựng khá thà nh công thương hiệu du lịch Mũi Né, ông Ngô Minh Chính, Giám đốc Sở VH,TT&DL Bình Thuận chia sẻ: Cộng đồng dân cư, doanh nghiệp du lịch và  du khách là  những yếu tố cơ bản tạo nên thương hiệu du lịch biển. Vì thế, xây dựng thương hiệu cho các điểm du lịch biển phải bắt đầu từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, sản phẩm du lịch tốt, ý thức người dân tốt... Tìm hướng phát triển, nhóm các nhà  khoa học của Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bửn vững (STDe) đưa ra ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch biển Việt Nam từ nguyên liệu sẵn có hoặc bử đi (cát, muối và  rác). Cát có thể dùng để phơi nắng, trượt cát, xây lâu đà i cát, xây dựng khu nghỉ dườ¡ng chữa bệnh vử cơ và  da, spa...

Khai thác muối để là m ma trận muối, hang động, bảo tà ng, khách sạn, biệt thự muối... như nhiửu nước đã là m. Tận dụng rác thải để xây dựng công viên trên biển. Аộc đáo, khả thi nhưng sau hơn một năm công bố, ý tưởng nà y vẫn chưa thể triển khai do chưa tìm được nhà  đầu tư. Xu hướng phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch biển đã rõ, chỉ cần sự quan tâm đầu tư xứng tầm thì vẻ đẹp của biển có thể mang lại giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội tương xứng.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Trưng bày kỷ vật của danh hài Charlie Chaplin tại Hà Nội
    Diễn ra tại hai sảnh Heritage Wing và Opera Wing của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội, trưng bày “Charlie Chaplin: Ký ức một Huyền thoại” sẽ giới thiệu nhiều kỷ vật, hình ảnh và ấn phẩm hiếm có như các áp phích phim, bản nhạc gốc từ thế kỷ trước...
  • [Infographic] Kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025
    Theo chi Cục thống kê thành phố Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2025 kinh tế - xã hội TP. Hà Nội diễn ra diễn ra trong bối cảnh cùng cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức-bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp... Trong bối cảnh này, kinh tế - xã hội TP. Hà Nội vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, đạt được nhiều thành quả trong các lĩnh vực...
Đừng bỏ lỡ
Du lịch biển Việt Nam: Loay hoay tìm thương hiệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO