Tuyến cao tốc đoạn từ Đà Nẵng - Quảng Nam thuộc tuyến cao tốc Bắc Nam vừa được đưa vào sử dụng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN |
Tuy nhiên, mức giá này tại thời điểm bắt đầu khai thác là khá cao, vượt quá sức chi trả của người sử dụng, khó thu hút các phương tiện nên không hiệu quả. Vì vậy, việc áp dụng mức phí 1.500 đồng/km sẽ phù hợp với sức chi trả của người dân tại thời điểm bắt đầu khai thác. Sau đó, sẽ tính toán mức giá cụ thể cho từng thời kỳ hoàn vốn.
Cụ thể, khung giá dịch vụ trong thời gian kinh doanh khai thác (khoảng 24 năm) được đề xuất: Giai đoạn 2021 - 2023 (1.500 đồng/km), giai đoạn 2024 - 2026 (1.700 đồng/km), giai đoạn 2027 - 2029 (1.900 đồng/km), giai đoạn 2030 - 2032 (2.100 đồng/km), giai đoạn 2033 - 2035 (2.400 đồng/km), giai đoạn 2036 - 2038 (2.700 đồng/km), giai đoạn 2039 - 2041 (3.000 đồng/km), giai đoạn 2042 - 2044 (3.400 đồng/km).
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho hay: Với mức giá khởi điểm 1.500 đồng/km, chắc chắn các dự án của đường cao tốc Bắc - Nam sẽ thu hút được lượng lớn phương tiện tham gia lưu thông, bởi tính thuận tiện, an toàn vượt trội của đường cao tốc.
Hiện nay, trên tuyến QL1 đã có nhiều trạm thu phí BOT, nếu so sánh mức giá trên cùng quãng đường, đi trên cao tốc có thể phải trả cao hơn, nhưng lại tiết kiệm thời gian di chuyển, năng lực vận tải được nâng lên, an toàn hơn, tiết kiệm chi phí xăng dầu, hao mòn máy móc so với QL1, chắc chắn các phương tiện vẫn lựa chọn cao tốc để lưu thông.
Còn theo ông Mai Tuấn Anh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), các cao tốc do VEC đầu tư, quản lý, khai thác gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Đà Nẵng - Quảng Ngãi (đoạn Đà Nẵng - Tam Kỳ) đang thu từ 1.500 - 2.000 đồng/km. Đây không phải là những tuyến đường độc đạo, do đó, người sử dụng có thể lựa chọn. Đến nay, chưa cho phản ảnh của lái xe về giá vé trên các tuyến cao tốc này. Điều này cho thấy mức giá khởi điểm 1.500 đồng/km là hợp lý.