Dự báo rét đậm, rét hại xảy ra vào cuối tháng 2

PV| 03/02/2023 16:08

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa đưa ra cảnh báo vào khoảng nửa cuối tháng 2, rét đậm, rét hại có khả năng còn xuất hiện ở Bắc Bộ; mưa trái mùa ở các tỉnh phía Nam.

nomam-16753333057362044238710.jpg

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nửa đầu tháng 2 này, miền Bắc xuất hiện nhiều ngày mưa phùn, nồm ẩm. Khoảng nửa cuối tháng, không khí lạnh có cường độ mạnh hơn và có khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở các tỉnh vùng núi, trung du Bắc Bộ.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia) cho biết: Trong nửa đầu tháng 2, không khí lạnh hoạt động có cường độ yếu và lệch ra phía Đông, do đó, tại khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Nghệ An có khả năng xuất hiện mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù tập trung vào thời điểm đêm và sáng.

Từ khoảng đêm 2/2, khối không khí lạnh ẩm bắt đầu ảnh hưởng nên các tỉnh Bắc Bộ sẽ chuyển sang trạng thái mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù, trời rét về đêm và sáng.

"Mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù là một trạng thái thời tiết theo mùa ở miền Bắc, thường xuất hiện vào giai đoạn mùa Xuân. Độ ẩm không khí tăng cao, ẩm ướt khó chịu gây ra nhiều trở ngại cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Độ ẩm cao cũng là môi trường thuận lợi cho các loại tác nhân gây bệnh về đường hô hấp, dị ứng, nhất là đối với trẻ nhỏ và người già. Do đó, người dân cần lưu ý những vấn đề này", ông Nguyễn Văn Hưởng khuyến cáo.

Đến khoảng nửa cuối tháng 2, không khí lạnh có cường độ mạnh hơn và có khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở các tỉnh vùng núi và trung du Bắc Bộ.

Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo để thông báo, hướng dẫn kịp thời; không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người như tại một số địa phương trong những năm gần đây.

Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm; hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản; che phủ, che chắn, tưới nước, bón phân, giữ ẩm đối với sản xuất lúa, rau màu, cây cảnh, cây lâu năm.

Ngoài ra, các địa phương chủ động thông báo, hướng dẫn cho khách du lịch, tăng cường cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông,...

Cùng với cảnh báo rét đậm, rét hại ở miền Bắc, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng nhận định, trong khoảng nửa cuối tháng 2, rãnh áp thấp xích đạo vẫn tiếp tục có khả năng hoạt động và gây mưa trái mùa tại các tỉnh phía Nam.

Về xu thế nhiệt độ, theo chuyên gia Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong tháng 2, nhiệt độ trung bình trên hầu khắp cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Riêng khu vực phía Tây Bắc Bộ, nhiệt độ phổ biến cao hơn 0,5-1,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tổng lượng mưa tại khu vực phía Tây Bắc Bộ phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 5-10 mm. Các khu vực khác phổ biến cao hơn từ 10-20 mm, đặc biệt tại khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ cao hơn từ 20-40 mm.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Dự báo rét đậm, rét hại xảy ra vào cuối tháng 2
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO