Đổi tội danh truy tố đối với 19 bị cáo trong vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức)

Hanoimoi| 10/09/2020 08:25

Sáng 9-9, ngày thứ ba của phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra sáng 9-1-2020 tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chuyển sang phần tranh luận.

Đổi tội danh truy tố đối với 19 bị cáo trong vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức)

Bị cáo Trịnh Văn Hải khai báo trước Hội đồng xét xử chiều 8-9. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trước khi bước vào tranh tụng, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình bày bản luận tội và đề nghị mức án với từng bị cáo.

Theo đó, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định thay đổi tội danh truy tố với 19 bị cáo, gồm: Bùi Văn Tiến, Bùi Văn Tuấn, Trịnh Văn Hải, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Thị Nối, Trần Thị La, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Xuân Điều, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Thị Đục, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan, Nguyễn Văn Trung từ tội “Giết người” (Điều 123 - Bộ luật Hình sự năm 2015) sang tội “Chống người thi hành công vụ” (Điều 330 - Bộ luật Hình sự năm 2015).

Đối với nhóm 6 bị cáo: Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Tuyển, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội quyết định giữ nguyên tội danh “Giết người” như cáo trạng đã truy tố.

Trên cơ sở đó, đại diện Viện Kiểm sát đã đưa ra đề nghị mức án đối với 29 bị cáo.

Với nhóm các bị cáo bị truy tố về tội “Giết người”, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt 2 bị cáo: Lê Đình Công, Lê Đình Chức mức án tử hình; Lê Đình Doanh mức án tù chung thân; Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Quốc Tiến mức án 16-18 năm tù; Nguyễn Văn Tuyển mức án 14-16 năm tù.

Đối với nhóm các bị cáo bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ”, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt: Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Quân mức 6-7 năm tù; Bùi Văn Tiến mức 5-6 năm tù; các bị cáo: Lê Đình Quân, Trịnh Văn Hải, Bùi Thị Nối mức 4-5 năm tù; các bị cáo: Bùi Thị Đục, Bùi Văn Tuấn, Trần Thị La, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Xuân Điều mức 3-4 năm tù; các bị cáo: Nguyễn Thị Lụa mức 2 năm 6 tháng - 3 năm tù; Mai Thị Phần, Bùi Văn Niên mức 2 năm - 2 năm 6 tháng tù; Lê Thị Loan mức 2 năm 6 tháng - 3 năm tù treo; Đào Thị Kim mức 2 năm - 2 năm 6 tháng tù treo; Nguyễn Văn Trung mức 18-24 tháng tù treo; các bị cáo: Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Phượng mức 15-18 tháng tù treo.

Trong bản luận tội, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa nhận định, nhóm 19 bị cáo được đề nghị thay đổi tội danh đã tích cực chuẩn bị công cụ, phương tiện, các loại hung khí nguy hiểm, hoạt động theo sự phân công của Lê Đình Kình và Lê Đình Công. Do đó, đánh giá một cách tổng thể, hành vi của 19 bị cáo này đều đồng phạm giúp sức cho các bị cáo khác về tội "Giết người" như cáo trạng đã truy tố là có căn cứ pháp luật.

Tuy nhiên, sau khi đánh giá lời khai của các bị cáo tại Cơ quan điều tra và lời khai tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhận thấy: Hầu hết bị cáo là nông dân, khi bị Lê Đình Kình, Lê Đình Công và Bùi Viết Hiểu lôi kéo và kích động, họ đã đi theo nhằm thực hiện những hành vi phạm pháp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự trị an tại địa phương.

Do bị lôi kéo, kích động nên từng bị cáo đã tham gia thực hiện tội phạm ở từng giai đoạn với mức độ nhất định. Trong đó, có bị cáo làm thủ quỹ, đưa tiền, góp tiền mua xăng, mua lựu đạn; có bị cáo trực tiếp làm bom xăng, bùi nhùi, mua pháo sáng, chuẩn bị gạch, đá; có bị cáo tham gia vận chuyển, chuẩn bị phương tiện để giúp sức cho nhóm của Công thực hiện tội phạm giết người.

"Hành vi của các bị cáo có tổ chức, có sự phân công vai trò của từng người, thể hiện tính côn đồ hung hãn, coi thường, bất chấp pháp luật, giết người dã man", đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Cũng qua xét hỏi công khai tại tòa, các bị cáo đã cơ bản biết rằng vì nhận thức pháp luật hạn chế, do được hứa hẹn nên đã mù quáng tin tưởng và đi theo Lê Đình Kình. Các bị cáo đã nhận thức được sai phạm, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải.

Về bản chất, các bị cáo này đều không phải là những đối tượng chống đối quyết liệt, tham gia có mức độ, phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp và đặc biệt là không trực tiếp thực hiện hành vi dẫn đến hậu quả làm 3 cán bộ công an tử vong.

Do vậy, Viện Kiểm sát đã vận dụng chính sách pháp luật hình sự, đường lối khoan hồng nhân đạo của Nhà nước, để áp dụng tội danh nhẹ hơn và theo đó áp dụng hình phạt nhẹ dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với một số bị cáo, tạo điều kiện cho các bị cáo có cơ hội làm lại cuộc đời.

Trên cơ sở đó, căn cứ vào Điều 319 - Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định thay đổi tội danh truy tố đối với 19 bị cáo từ tội “Giết người” sang tội “Chống người thi hành công vụ” và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo một phần hình phạt, để các bị cáo thấy được sự khoan hồng của pháp luật, yên tâm cải tạo, tu dưỡng thành công dân có ích cho xã hội khi trở về địa phương.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Đổi tội danh truy tố đối với 19 bị cáo trong vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO