Đổi tội danh cho các bị cáo chiếm đoạt tài sản tại dự án giãn dân phố cổ Hà Nội

TTXVN| 19/03/2018 10:18

Sau 5 ngày mở phiên tòa xét xử, chiều 18-3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án đối với 3 bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ giãn dân phố cổ Hà Nội.

Đổi tội danh cho các bị cáo chiếm đoạt tài sản tại dự án giãn dân phố cổ Hà Nội
Bị cáo Nguyễn Đức Thắng và bị cáo Nguyễn Đức Lợi tại phiên xét xử. Ảnh: TTXVN phát

Xét thấy hành vi của các bị cáo cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” nên Hội đồng xét xử đã quyết định đổi tội danh cho 3 bị cáo này. 

Tòa đã tuyên án phạt 3 bị cáo gồm: Nguyễn Đức Thắng (sinh năm 1950, trú tại Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) 18 năm tù, Nguyễn Đức Lợi (sinh năm 1955, em trai bị cáo Thắng, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội) 12 năm tù, Nguyễn Quốc Xương (sinh năm 1958, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà - gọi tắt là Công ty Hồng Hà) 8 năm tù về cùng tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. 

Theo luật định, do hành vi của 3 bị cáo được thực hiện từ năm 2010 nên tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của các bị cáo được áp dụng theo quy định tại Điều 140 - Bộ luật Hình sự năm 1999 với mức hình phạt cao nhất là tù chung thân. Tuy nhiên, cũng tội danh này được quy định tại Điều 175 – Bộ luật Hình sự năm 2015 với mức án cao nhất là 20 năm, nên Hội đồng xét xử quyết định cho các bị cáo được hưởng tình tiết có lợi, áp dụng tội danh theo quy định tại Điều 175 – Bộ luật Hình sự năm 2015. 

Bản án sơ thẩm nhận định, ngày 23-8-2010, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã ban hành Quyết định số 1917 và Công văn số 592 giao cho Công ty Hồng Hà thu xếp nguồn vốn và chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở phục vụ giãn dân phố cổ tại Khu đô thị mới Việt Hưng. Đồng thời, yêu cầu Công ty Hồng Hà thực hiện dự án theo đúng các bước quy định của UBND thành phố Hà Nội, Công ty có trách nhiệm liên hệ với các cấp, các ngành của thành phố và quận Hoàn Kiếm để làm thủ tục, hoàn thiện hồ sơ, lập dự án, thiết kế kiến trúc quy hoạch và các bước khác để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong Công văn số 592 của UBND quận Hoàn Kiếm cũng đã chấp thuận đề nghị của Công ty Hồng Hà xin được hưởng một số ưu đãi trong dự án, cụ thể là: Công ty được mua 50 căn hộ chung cư cao tầng để cải thiện điều kiện ăn, ở của cán bộ công nhân viên; đồng ý về mặt nguyên tắc cho Công ty được sử dụng kinh doanh 15% căn hộ trên tổng dự án mà Công ty Hồng Hà đầu tư toàn bộ vốn để xây dựng nhà ở phục vụ giãn dân phố cổ. Các bị cáo đã sử dụng những văn bản này để ký hợp đồng góp vốn (thực chất là hợp đồng bán căn hộ), nhận đặt cọc gần 170 tỷ đồng của 146 lượt người rồi chiếm đoạt và sử dụng trái pháp luật. 

Dựa trên lời khai của các bị hại tại phiên tòa cho thấy các bị cáo đã đưa ra 2 văn bản có thật nêu trên nên để các bị hại tin tưởng ký hợp đồng góp vốn. Những quyết định, công văn này của UBND quận Hoàn Kiếm đều được đưa vào làm căn cứ hợp đồng góp vốn. Theo đó, các bị hại đã quyết định đóng tiền góp vốn do tin là dự án này đã được giao cho Công ty Hồng Hà thực hiện và Công ty Hồng Hà có quyền được hưởng ưu đãi mua căn hộ chung cư cao tầng của dự án. 

Hội đồng xét xử xác định do các bị cáo không sử dụng tài liệu giả nên không có dấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, mà chỉ cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” vì sau khi nhận tiền đặt cọc của bị hại, các bị cáo đã sử dụng vào mục đích khác chứ không sử dụng đúng mục đích như nội dung trong hợp đồng mà các bị cáo đã cam kết, dẫn đến việc không trả được tiền cho các bị hại. 

Về trách nhiệm dân sự, theo quan điểm của Hội đồng xét xử, khi ký hợp đồng với các bị hại, các bị cáo đã đại diện và nhân danh pháp nhân (là Công ty Hồng Hà) nên pháp nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường tiền cho các bị hại. Trên cơ sở đó, Tòa đã tuyên bố Công ty Hồng Hà chịu trách nhiệm bồi thường số tiền đã thu của các bị hại. 

Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cũng cho rằng, nhóm 3 bị cáo này đã thu tiền đặt cọc và sử dụng số tiền này không đúng mục đích nên phải chịu trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ số tiền mà 3 bị cáo đã chiếm đoạt cho Công ty Hồng Hà.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Đổi tội danh cho các bị cáo chiếm đoạt tài sản tại dự án giãn dân phố cổ Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO