Đội bơm, vá xe miễn phí trên cầu Nhật Tân

Giang Phú| 12/08/2019 16:14

Bất kể thời tiết nắng hay mưa, đêm hay ngày, nếu chẳng may gặp sự cố khi đang lưu thông trên cầu Nhật Tân, người đi đường có thể nhấc điện thoại lên, gọi theo số máy được ghi ở tấm mica gắn rải rác khắp cây cầu, chỉ độ 5 đến 10 phút sau sẽ có người tới hỗ trợ, giúp đỡ. Họ chính là những thành viên trong đội bơm, vá xe miễn phí công tác tại Xí nghiệp Quản lý cầu Nhật Tân - Đông Trù, thuộc Công ty Cổ phần Công trình giao thông Hà Nội.

Đội bơm, vá xe miễn phí trên cầu Nhật Tân

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì đội bơm, vá xe miễn phí được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2017, xuất phát từ ý tưởng đầy nhân văn của ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Giám đốc phụ trách Xí nghiệp quản lý cầu Nhật Tân - Đông Trù. Được biết Nhật Tân là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam, có chiều dài gần 10km, vì vậy, nếu gặp sự cố thì các chủ phương tiện phải dắt bộ đoạn đường rất dài để có thể tìm được điểm sửa chữa. Trước thực tế đó, sau những lần đi kiểm tra kỹ thuật trên cầu Nhật Tân, anh Trường đã trực tiếp chứng kiến không ít cảnh người dân bị hỏng xe, hết xăng hoặc thủng lốp phải dắt bộ vất vả. Chưa kể, thời điểm những tháng đầu năm 2017, nạn đinh tặc và “vá xe cắt cổ” liên tục xảy ra khiến người đi đường hoang mang, lo lắng. Chính những sự việc trên đã thôi thúc anh Trường quyết định phải tìm ra phương án giúp đỡ người dân.

Nghĩ là làm, ngay sau đó, anh đã xin ý kiến lãnh đạo Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Hà Nội và nhận được sự đồng ý, cùng với đó là sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ kỹ thuật trong xí nghiệp. Vậy là, ngay trong những ngày Tết Đinh Dậu (2017), đội bơm, vá xe miễn phí chính thức bắt tay vào giúp đỡ người dân gặp sự cố về phương tiện trên cầu Nhật Tân. Từ đây, bên cạnh nhiệm vụ chính là duy tu, bảo dưỡng các công trình cầu đường, các nhân viên thuộc Xí nghiệp Quản lý cầu Nhật Tân - Đông Trù còn kiêm thêm “nghề” phụ là bơm, vá xe miễn phí.

Đội bơm, vá xe miễn phí trên cầu Nhật Tân
Những ngày đầu thành lập đội vá xe miễn phí trên cầu Nhật Tân chỉ có 12 người. Đến nay, thành viên của đội đã lên tới con số 20 người chưa kể đội ngũ cộng tác viên. Những con người ấy luôn được phân chia và hoạt động 24 giờ/ngày. Theo anh Nguyễn Xuân Trường, số điện thoại trên các tấm mica gắn dọc thành cầu là số của anh và anh Bùi Tuấn Phong – Đội phó phụ trách kỹ thuật của xí nghiệp. Chỉ cần có người gọi, bất kể thời điểm nào các anh cũng sẽ nghe máy và phân công người tới giúp đỡ.

“Điện thoại của chúng tôi hoạt động suốt cả ngày để khi ai bị hỏng xe trên cầu cần giúp đỡ có thể gọi và cử anh em đến hỗ trợ ngay. Trường hợp hỏng săm, lốp, các anh em sẽ sửa ngay tại chỗ. Nếu xe hết xăng chúng tôi sẽ đi mua giúp, còn nếu xe hỏng nặng không thể tự khắc phục, anh em trong đội thuê xe ba gác giá rẻ đưa xe đến điểm sửa xe gần nhất”, anh Nguyễn Xuân Trường cho biết. 

Được biết, để thực hiện được những thao tác vá săm, kiểm tra máy móc sơ bộ, các thành viên trong đội đều phải tự mày mò, học hỏi và nhờ thợ sửa xe ở hai đầu cầu. Lâu dần thành quen, sau này, chính những người thợ sửa xe uy tín xung quanh cầu lại trở thành “cộng tác viên” cho đội. Khi có những trường hợp xe máy bị hỏng nặng, ngoài phạm vi giúp đỡ, đội sẽ chủ động liên hệ nhờ những người này.

Vừa tạo việc làm cho các điểm sửa chữa vừa đảm bảo người được giúp đỡ không bị o ép, chặt chém về giá cả. Sau 2 năm hoạt động, đến nay, đội bơm, vá xe miễn phí của xí nghiệp đã giúp được hàng nghìn trường hợp gặp sự cố trên cầu Nhật Tân. Đây chính là thành quả đáng tự hào nhất đối với các thành viên trong đội.

Nhắc về những kỉ niệm đáng nhớ trong quá trình làm việc của mình, nhiều anh em hồ hởi kể, từ ngày tham gia vào đội sửa xe, cuộc sống của họ có thêm nhiều điều thú vị. Mỗi một lần giúp đỡ người khác lại là một câu chuyện đẹp và đáng nhớ. Họ kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về 2 cô gái trẻ người Tây lên cầu Nhật Tân ngắm cảnh, nhưng tới lúc về xe không nổ máy nên ấn số gọi trợ giúp, đến nơi, 2 bên phải phiên dịch mãi mới hiểu được nhau. Hóa ra xe của họ không hỏng hóc gì, chỉ là bị tắc xăng, anh em xử lý vài phút là hết.

Hay câu chuyện có đôi vợ chồng già, ngày đầu xuân hì hục dắt xe 4km trên cầu không thấy điểm vá xe đâu. May mắn đi tới giữa cầu nhìn ra tấm biển bơm, vá xe miễn phí mới gọi được các anh đến giúp đỡ. Sau đấy, dù đã từ chối nhiều lần nhưng 2 cụ vẫn nhất quyết lì xì bằng được cho nhóm sửa xe 500.000 đồng lấy lộc. 2 anh nhân viên trẻ từ chối mãi không được đành phải gọi điện về xin ý kiến lãnh đạo rồi mới dám nhận.

Rồi câu chuyện một bác người Đông Anh, sau khi đội đã vá săm bánh trước cho bác xong, anh em quay về trạm để tiếp tục ca trực. Một lúc sau lại nhận được điện thoại của bác đề nghị giúp đỡ. Lần này xe lại bị thủng săm bánh sau. Sau khi sửa xe xong, bác cứ lo lắng hỏi đi hỏi lại: “Liệu xe bác bị hỏng nữa thì có nhờ được các cháu nữa không?”. Anh em đều trả lời, bác cứ yên tâm, trên phạm vi cầu Nhật Tân, nếu bác gặp chuyện gì cứ gọi điện, chúng cháu sẽ đến giúp.

Ngay từ cửa ngõ của Thủ đô, ngày ngày, những vẻ đẹp bình dị vẫn được khắc lên đều đặn qua một công việc tưởng chừng nhỏ bé, vá xe miễn phí vốn không phải là việc lạ, nhưng từ công việc ấy, làm cho những người cần giúp đỡ và những người được đi giúp đỡ đều cảm thấy cuộc đời thật ý nghĩa.
(0) Bình luận
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
    Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
  • Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến Tây Bắc
    Hành trình "Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ" diễn ra từ ngày 26 đến 30/11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ, chương trình tri ân văn nghệ sĩ từng tham gia kháng chiến... do các cá nhân hảo tâm là văn nghệ sĩ TPHCM và các đối tác của văn nghệ sĩ thành phố ủng hộ.
Đừng bỏ lỡ
Đội bơm, vá xe miễn phí trên cầu Nhật Tân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO