Độc đáo màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân

Quang Thái/HNM| 24/05/2018 07:20

Chiều 23-5 (tức mùng 9 tháng 4 âm lịch) rất đông người dân xã Phù Đổng đã đổ về đền Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) để xem màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân trong Hội Gióng (xã Phù Đổng).

Hội Gióng ở đền Phù Đổng gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 mà vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng.

Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận đánh giặc cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan giặc Ân, Gióng về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời. Từ đó, Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử, bảo vệ sự thái bình cho đất nước và thịnh vượng cho muôn dân.
Độc đáo màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân

Sau màn tế lễ, khoảng 15h màn tái hiện Thánh Gióng đánh giặc Ân được bắt đầu. Đi tiên phong là phù giá và quân lính của ông Hiệu (người tượng trưng cho Thánh Gióng).
Độc đáo màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân

Điểm tái hiện trận đánh là khu vực bãi cát trước cửa đền Gióng. Vừa đi, các phù giá và quân lính vừa hô vang khẩu hiệu để thể hiện hào khí của đoàn quân.
Độc đáo màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân

Đi giữa đoàn là ông Hổ (tượng trưng cho các loài vật được thuần phục để đánh giặc).
Độc đáo màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân

Đến điểm đánh trận, ông Hổ biểu diễn một số động tác với mục đích dò la và phá bỏ các vật cản tại điểm đánh giặc.
Độc đáo màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân

Ông Hoàng Xuân Hãn, Chủ từ đền Phù Đổng cho biết: “Lễ hội Gióng nhằm tưởng nhớ đến công lao to lớn của Phù Đổng Thiên Vương và được người dân địa phương duy trì từ bao đời nay. Màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân là để con cháu đời sau hiểu hơn về lịch sử và thúc đẩy tinh thần đoàn kết”.
Độc đáo màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân

Sau khi màn diễn của ông Hổ kết thúc, binh lính mở đường dẫn ông Hiệu lên thực hiện màn múa cờ tái hiện trận đánh của Thánh Gióng.
Độc đáo màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân

Những người được chọn làm ông Hiệu là cư dân của địa phương và có tài, đức.
Độc đáo màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân

Màn múa cờ được ông Hiệu biểu diễn 3 lần, mỗi lần ông đứng trên một chiếc chiếu. Trong khi ông múa, binh lính và người dân thường hô vang để thể hiện hào khí. 
Độc đáo màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân

Trong màn múa cờ lệnh, điệu múa cờ của ông Hiệu phải thật chính xác, khéo léo để tránh điều tối kỵ là lá cờ bị cuốn vào cán, bởi theo niềm tin của người dân nơi đây thì đó là điềm rủi.
Độc đáo màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân

Bát (tượng trưng cho núi), giấy trắng (tượng trưng cho mây) được đặt trên chiếu và bị ông Hiệu đá văng ra ngoài trong màn múa cờ. Theo quan niệm của người dân địa phương, ai may mắn túm được bát ông Hiệu đá văng, gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và làm ăn phát tài, phát lộc.
Độc đáo màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân

Kết thúc màn múa cờ, chiếc chiếu được cắt ra thành nhiều mảnh nhỏ và tung lên trời để người dân địa phương nhặt.
Độc đáo màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân

Bà Nguyễn Thị Xoa, thôn Đổng Viên chia sẻ: “Tôi là người thân trong gia đình ông Hiệu nên được phát vài sợi chiếu. Những sợi chiếu có ý nghĩa quan trọng đối với người dân địa phương, bởi nó sẽ đem lại sự may mắn cho gia đình”.
Độc đáo màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân

Sau khoảng hơn 2 tiếng, màn tái hiện "Thánh Gióng hai lần đánh giặc Ân" kết thúc và đó cũng là lúc khép lại Hội Gióng Phù Đổng. 
(0) Bình luận
  • [Video] Thủ đô Hà Nội rực sắc cờ hoa trong ngày thu lịch sử
    Trong những ngày mùa thu lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, từng ngõ nhỏ, phố nhỏ của Hà Nội như khoác lên mình tấm áo mới với sắc cờ hoa khắp phố phường. Đặt chân đến nơi đâu ở Hà Nội thời điểm này cũng thấy cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hồng kỳ phấp phới bay trong gió, trên các tuyến đường những biểu ngữ, băng rôn lan tỏa hình ảnh Thủ đô Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo… thêm một lần nữa khẳng định ý nghĩa lịch sử đặc biệt của ngày giải phóng Thủ đô đối với Hà Nội cùng như người dân cả nước.
  • [Video] Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, biểu tượng văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, địa điểm mang ý nghĩa lịch sử quan trọng với Lễ Chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng được tổ chức vào 15h ngày 10/10/1954. Chương trình diễn ra vào 20 giờ ngày 10/10, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTVGo - Đài Truyền hình Việt Nam.
  • [Video] Khắc họa thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội qua 500 hình ảnh, tài liệu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội khai mạc Triển lãm với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
  • Góc nhìn văn hóa số 14
    NHN – Chùa Hương thuộc ngoại thành Thủ đô Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng là một điểm đến tâm linh Phật giáo hàng đầu Việt Nam. Mỗi năm, có rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến đây để hành hương, cầu an, cầu may cũng như thưởng ngoạn những phong cảnh đẹp tựa tranh vẽ của vùng đất này. Trong chuyên mục Văn hóa xưa và nay mời quý vị cùng tìm hiểu về chùa Hương - một điểm đến tâm linh nổi tiếng trong những ngày đầu xuân.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 5
    NHN – Quảng trường Ba Đình được xem là trái tim của thủ đô Hà Nội. Tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Đây cũng là nơi lưu giữ những ký ức lịch sử không thể nào quên đối với người dân Việt Nam. Góc nhìn văn hóa số 5 sẽ đưa các bạn khám phá địa điểm lịch sử này.
  • 16 tác phẩm đoạt giải cuộc thi “Ảnh đẹp SEA Games 31”
    Vừa qua, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân đã tổ chức trao giải cuộc thi “Ảnh đẹp SEA Games 31”, chào mừng thành công của Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) diễn ra tại Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo màn tái hiện sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO