Độc đáo lễ rước bánh trôi tưởng nhớ Hai Bà Trưng tại huyện Phúc Thọ

KTĐT| 06/04/2022 15:36

Kỷ niệm 1982 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và 1979 năm ngày giỗ Hai Bà, sáng 6/4 (tức mùng 6/3 âm lịch), huyện Phúc Thọ long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ công ơn Hai Bà tại di tích Quốc gia đặc biệt đền Hát Môn.

Mùa Xuân năm 40, đất nước ta dưới sự đô hộ của nhà Đông Hán. Hai Bà Trưng đã tụ quân, dựng cờ khởi nghĩa, chiến đấu chống lại quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đã giành thắng lợi, thu phục được 65 thành trì, non sông thu về một mối, Nhân dân được hưởng thái bình.

Mùa Xuân năm 40, đất nước ta dưới sự đô hộ của nhà Đông Hán. Hai Bà Trưng đã tụ quân, dựng cờ khởi nghĩa, chiến đấu chống lại quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đã giành thắng lợi, thu phục được 65 thành trì, non sông thu về một mối, Nhân dân được hưởng thái bình.

Nhưng chỉ được 2 năm, năm 42 sau Công Nguyên, nhà Hán cử Mã viện – một tướng có nhiều kinh nghiệm, lại đem 2 vạn quân sang xâm lược nước ta. Sau 1 năm chiến đấu anh dũng, ngoan cường, vì sức yếu, quân ta phải lui về Cấn Khê, nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.

Nhưng chỉ được 2 năm, năm 42 sau Công Nguyên, nhà Hán cử Mã viện – một tướng có nhiều kinh nghiệm, lại đem 2 vạn quân sang xâm lược nước ta. Sau 1 năm chiến đấu anh dũng, ngoan cường, vì sức yếu, quân ta phải lui về Cấn Khê, nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.

Hai Bà Trưng dừng chân ở một quán nhỏ ven đường, được bà quán nước mách bảo phía trước là sông sâu, vận trời khó đoán, mong Hai Bà bảo trọng. Sau khi ăn bánh trôi, biết trước được vận trời, để bảo toàn khí tiết, Hai Bà đã sai quân mang chôn cất ấn tín, cùng đoàn quân gieo mình xuống dòng sông Hát (nay là sông Đáy). Và cũng từ đó, để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà, hàng năm Nhân dân xã Hát Môn làm bánh trôi dâng cúng vào ngày giỗ (6/3 âm lịch).

Hai Bà Trưng dừng chân ở một quán nhỏ ven đường, được bà quán nước mách bảo phía trước là sông sâu, vận trời khó đoán, mong Hai Bà bảo trọng. Sau khi ăn bánh trôi, biết trước được vận trời, để bảo toàn khí tiết, Hai Bà đã sai quân mang chôn cất ấn tín, cùng đoàn quân gieo mình xuống dòng sông Hát (nay là sông Đáy). Và cũng từ đó, để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà, hàng năm Nhân dân xã Hát Môn làm bánh trôi dâng cúng vào ngày giỗ (6/3 âm lịch).

Lễ rước bánh trôi là nghi lễ hết sức quan trọng và đặc trưng nhất của lễ hội truyền thống đền Hát Môn. Năm 2022, lễ rước có sự tham gia của Nhân dân 10 thôn và 1 khu dân cư mới. Những đĩa bánh trôi dâng lên Hai Bà được làm theo quy trình nghiêm ngặt. Gia đình được chọn làm bánh trôi cũng phải là những gia đình hoà thuận, không tang chế và đáp ứng nhiều yêu cầu khác.

Lễ rước bánh trôi là nghi lễ hết sức quan trọng và đặc trưng nhất của lễ hội truyền thống đền Hát Môn. Năm 2022, lễ rước có sự tham gia của Nhân dân 10 thôn và 1 khu dân cư mới. Những đĩa bánh trôi dâng lên Hai Bà được làm theo quy trình nghiêm ngặt. Gia đình được chọn làm bánh trôi cũng phải là những gia đình hoà thuận, không tang chế và đáp ứng nhiều yêu cầu khác.

Những viên bánh trôi làm từ lúa gạo trong lễ hội đền Hát Môn thể hiện tín ngưỡng thờ lúa, đề cao hạt lúa và gửi gắm những ước mơ về mùa màng tươi tốt; phản ánh sự đa dạng, phong phú của văn hoá vùng miền và khẳng định tính bản địa của phong tục bánh trôi ở Việt Nam.

Những viên bánh trôi làm từ lúa gạo trong lễ hội đền Hát Môn thể hiện tín ngưỡng thờ lúa, đề cao hạt lúa và gửi gắm những ước mơ về mùa màng tươi tốt; phản ánh sự đa dạng, phong phú của văn hoá vùng miền và khẳng định tính bản địa của phong tục bánh trôi ở Việt Nam.

Một trong những tục lệ đặc biệt mà người dân xã Hát Môn duy trì từ hàng ngàn năm là trước khi dâng bánh trôi lên Hai Bà vào ngày giỗ (6/3 âm lịch), thì Nhân dân xã Hát Môn dù sống ở bất cứ nơi đâu cũng đều không ăn bánh trôi. Tục lệ đó được truyền từ đời này sang đời khác như một nét văn hoá đặc sắc của người dân địa phương, thể hiện sự tôn kính đối với Hai Bà.

Một trong những tục lệ đặc biệt mà người dân xã Hát Môn duy trì từ hàng ngàn năm là trước khi dâng bánh trôi lên Hai Bà vào ngày giỗ (6/3 âm lịch), thì Nhân dân xã Hát Môn dù sống ở bất cứ nơi đâu cũng đều không ăn bánh trôi. Tục lệ đó được truyền từ đời này sang đời khác như một nét văn hoá đặc sắc của người dân địa phương, thể hiện sự tôn kính đối với Hai Bà.

Gần 2.000 năm đã trôi qua nhưng phong tục làm bánh trôi và lễ hội truyền thống đền Hát Môn vẫn giữ được sức sống mãnh liệt. Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ cho biết, đối với người dân xã Hát Môn nói riêng, huyện Phúc Thọ nói chung, bánh trôi dâng Hai Bà là một lễ vật độc đáo. Nó không đơn giản chỉ là thứ bánh thông thường mà còn có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, mang đậm yếu tố tâm linh.

Gần 2.000 năm đã trôi qua nhưng phong tục làm bánh trôi và lễ hội truyền thống đền Hát Môn vẫn giữ được sức sống mãnh liệt. Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ cho biết, đối với người dân xã Hát Môn nói riêng, huyện Phúc Thọ nói chung, bánh trôi dâng Hai Bà là một lễ vật độc đáo. Nó không đơn giản chỉ là thứ bánh thông thường mà còn có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, mang đậm yếu tố tâm linh.

Lễ vật bánh trôi của người dân xã Hát Môn được cúng vào 3 kỳ lễ hội trong năm, trong đó đại tiệc bánh trôi là ngày hôm nay (6/3 âm lịch), cũng là ngày giỗ của Hai Bà. Đây cũng là ngày toàn dân xã Hát Môn tưởng nhớ đến công lao, nghĩa khí của hai vị nữ anh hùng dân tộc, với ý chí tự lực, tự cường đã đứng lên tụ quân, dựng cờ khởi nghĩa…

Lễ vật bánh trôi của người dân xã Hát Môn được cúng vào 3 kỳ lễ hội trong năm, trong đó đại tiệc bánh trôi là ngày hôm nay (6/3 âm lịch), cũng là ngày giỗ của Hai Bà. Đây cũng là ngày toàn dân xã Hát Môn tưởng nhớ đến công lao, nghĩa khí của hai vị nữ anh hùng dân tộc, với ý chí tự lực, tự cường đã đứng lên tụ quân, dựng cờ khởi nghĩa…

(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Hà Nội tuyên dương 39 tập thể, cá nhân trong "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"
    Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ); tuyên dương các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo lễ rước bánh trôi tưởng nhớ Hai Bà Trưng tại huyện Phúc Thọ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO