Doanh nghiệp kêu ca vì thuế xăng dầu giảm

Phương Nhung/Ảnh: Hoàng Triều/NLĐ| 05/12/2017 15:59

Đưa sản lượng xăng dầu cung ứng ra thị trường của Dung Quất vào công thức tính thuế bình quân gia quyền giúp giảm thuế, hạ giá thành nhưng doanh nghiệp cho rằng "nguồn lực của doanh nghiệp bị giảm từ 65-140 đồng/lít".

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) vừa có văn bản gửi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kiến nghị mức thuế nhập khẩu làm cơ sở tính giá cơ sở xăng dầu.

Theo đó, ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch VINPA, cho biết hiệp hội nhận được báo cáo của một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu về thuế nhập khẩu bình quân gia quyền gây ra "nhiều khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu".

Dẫn số liệu cụ thể, ông Ruệ nêu thuế nhập khẩu bình quân gia quyền mặt hàng xăng áp dụng từ 16 giờ ngày 4-1 là 10,56% được điều chỉnh giảm xuống còn 10,21% ngày 5-4, còn 9,31% ngày 5-7 và giảm tiếp còn 8,56% từ ngày 20-10.

Trong khi đó, thuế nhập khẩu mặt hàng xăng Việt Nam đã ký cam kết quốc tế áp dụng cho năm 2017 với mức thuế suất thấp nhất là 10% đối với các lô hàng nhập khẩu có C/O form KV; 20% đối với thị trường các nước ASEAN.

Với cách ấn định như trên, theo ông Phan Thế Ruệ, kể từ 17 giờ ngày 5-7 đến nay, thuế nhập khẩu bình quân gia quyền mặt hàng xăng còn thấp hơn cả thuế nhập khẩu có C/O form KV từ 0,69% đến 1,44%. 

Doanh nghiệp kêu ca vì thuế xăng dầu giảm - Ảnh 1.

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đề xuất một số phương án về thuế nhập khẩu để tính giá cơ sở.

"Điều này dẫn đến nguồn lực của doanh nghiệp bị giảm từ 65-140 đồng/lít" – đại diện khối doanh nghiệp đầu mối xăng dầu kêu khó.

Theo quan điểm của Hiệp hội này, việc tính thuế nhập khẩu bình quân gia quyền trong công thức hiện nay có sự bất cập là vì tính cả lượng mua từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất với tỉ trọng hiện nay khoảng trên 47% với mức thuế 0% và đây là cách tính không đúng.

Ngoài ra, cách tính này cũng được cho là quá phức tạp vì thực tế nguồn xăng dầu nhập khẩu có 2 mức thuế suất là 20% và 10%. "Cách tính không minh bạch, dễ tạo ra sự hiểu lầm không cần thiết trong dư luận xã hội và cũng không đúng với Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu" – VINPA nêu quan điểm.

Do vậy, thay mặt VINPA, ông Phan Thế Ruệ đề xuất một số phương án về thuế nhập khẩu để tính giá cơ sở.

Theo đó, phương án 1 là lấy mức thuế nhập khẩu thấp nhất mà Việt Nam đã cam kết để tính giá cơ sở. Cụ thể, thuế thấp nhất là 10% đối với xăng và 0% đối với dầu diesel nhập từ Hàn Quốc. Kiến nghị Chính phủ cho phép mức điều tiết lên 10% đối với 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn. Phần chênh lệch theo cơ chế, nhà nước sẽ thu để đảm bảo cân đối ngân sách.

Phương án 2, nếu vẫn tính gộp cả thuế của lọc dầu Dung Quất vào công thức thuế bình quân gia quyền như hiện nay thì cần áp dụng việc điều tiết đối với xăng dầu sản xuất trong nước tương đương với mức thuế nhập khẩu thấp nhất (khoảng 10%).

Ngoài ra, Hiệp hội này cũng đề xuất rà soát điều chỉnh lại "chi phí để đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam" vì mức đang áp dụng tính giá cơ sở hiện nay sau 3 năm chưa được điều chỉnh đã thoát ly do với thực tiễn.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, lần đầu tiên, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 20-10 vừa qua, thuế bình quân gia quyền với xăng chỉ còn 8,56%, dầu diesel thấp kỷ lục - còn 2,15%. Trong khi đó, thị trường có thuế nhập khẩu thấp nhất hiện nay là Hàn Quốc ở mức 10%. Nguyên nhân là do khi tính thuế, cơ quan điều hành giá đã gộp cả sản lượng xăng dầu với mức thuế điều tiết rất thấp của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Cách tính thuế như trên giúp 2 đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất là người tiêu dùng và Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Tuy nhiên, các đầu mối xăng dầu lại cho rằng cách tính chưa hợp lý, gây khó khăn cho họ.

Bài liên quan
  • Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thành lập doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô
    Chiều 18/11, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ tổ chức Hội thảo Đánh giá hiện trạng quy định pháp luật và đề xuất, kiến nghị giải pháp chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp kêu ca vì thuế xăng dầu giảm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO