Đi tìm cây sa mu ngàn tuổi dưới dãy Hoàng Liên Sơn

Hà Hoàng/Văn Chiến (Dân Việt)| 04/11/2017 14:17

Giữa vùng núi cao trùng điệp, nằm dưới dãy núi Hoàng Liên Sơn cao chót vót tận mây ngàn, có một thung lũng đẹp đến mê hồn.

Giữa thung lũng ấy, tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống từ bao đời nay. Đó là thung lũng xã Ngọc Chiến, huyện Mường, (Sơn La). Có cồn đất nhô lên cùng với sự xuất hiện một cây sa mu khổng lồ mọc sừng sững, cành tán lá vươn lên như che kín cả nền trời xanh thẳm vậy.

Men theo con đường mòn quanh co dẫn vào bản Nà Tâu, xã Ngọc Chiến có hơn 300 hộ dân sinh sống, với 100% là đồng bào dân tộc Thái. Nằm cách con đường vào bản khoảng 80 m, có cây sa mu khổng lồ mọc sừng sững như che kín cả một vùng trời nơi núi rừng đại ngàn. Nhìn cây sa mu hùng vĩ trông giống như cảnh quan 3D được chiếu trong bộ phim Avatar của Mỹ đoạt giải Oscar đứng hiên ngang đầu bản vùng cao.

Đi tìm cây sa mu ngàn tuổi dưới dãy Hoàng Liên Sơn - Ảnh 1.

Dưới dãy Hoàng Liên Sơn, nhìn cây sa mu ngàn năm tuổi, trông giống như phong cảnh 3D được dàn dựng trong bộ phim Avatar của Mỹ

Để tìm hiểu rõ hơn về sự tích cây sa mu ngàn năm tuổi này, chúng tôi tìm đến già làng, Cà Văn Pỏm gần 90 tuổi, bản Nà Tâu cho hay: Từ lúc tôi sinh ra và lớn lên trên vùng đất này, tôi đã thấy dân bản ai ai cũng đều coi cây sa mu như là một thần cây. Chúng tôi coi cây sa mu như là tượng đài sống phủ hộ cho con cháu trong bản. Hằng năm, cứ đến ngày mùng 7 Tết âm lịch, là tết của người Thái, khi tổ chức lễ cúng tổ tiên, thì dân bản đều dâng mâm cỗ đến chỗ ngôi miếu và gốc cây thắp hương khấn vái, cầu ước cho con cháu khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt, lúa vàng bội thu, những con người đi làm ăn xa thì luôn may mắn và thành đạt.

Đi tìm cây sa mu ngàn tuổi dưới dãy Hoàng Liên Sơn - Ảnh 2.

Những tán lá của cây sa mu như che kín cả một vùng trời nơi núi rừng đại ngàn

Cũng theo ông Pỏm, cụ nội của ông lúc còn sống có kể lại rằng: Khi ông nội còn nhỏ, đã thấy cái cây này to và  khổng lồ như vậy rồi. Trải qua cả trăm năm đến bây giờ cụ Pỏm cũng đã sống gần thế kỷ, cây sa mu vẫn to như thế. Hàng trăm năm qua, nó không lớn lên được chút nào nữa.

Cây sa mu thường mọc ở những nơi có địa hình hiểm trở, xa xôi nên vấn đề thu hái và gieo ươm cây con để thực hiện việc phát triển loài cây này rất khó khăn. Hiện nay việc nhân giống gieo ươm loài cây này mức độ thành công thấp. 

Được biết loại cây sa mu là loại gỗ có vân thớ đẹp, dễ chế biến gia công, có thớ gỗ dọc và đặc biệt gỗ có khả năng chịu nắng mưa rất tốt, để ngoài trời hàng trăm năm không hỏng hay mục nát.

Đi tìm cây sa mu ngàn tuổi dưới dãy Hoàng Liên Sơn - Ảnh 3.

Cây sa mu ngàn năm tuổi mọc sừng sững ngay đầu bản Nà Tâu, xã Ngọc Chiến

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Lò Văn Pháng, Chủ tịch xã Ngọc Chiến cho biết: Cây sa mu ở bản Nà Tâu đường kính thân của nó cũng phải lên đến 3m, còn chu vi thì phải đến chục mét.  Cây này được bà con  quý lắm, gỗ của nó toát ra mùi thơm dìu dịu, có tính năng xua đuổi ruồi muỗi.

Tương truyền, cây sa mu (ngọc am) là loài gỗ quý, xưa kia chỉ có bậc đế vương mới được sử dụng. Hương ngọc am quyện vào làn da cung tần mỹ nữ khiến các bậc đế vương say đắm. Nhỏ vài giọt tinh dầu ngọc am vào nước tắm là một trong những cách xức nước hoa của các cung tần mỹ nữ xưa kia. 

Sa mu là loài cây gắn liền với đời sống đồng bào miền núi và nét văn hóa của người dân vùng cao nơi đây. Hiện nay, chúng tôi đang phối hợp với bà con dân bản, bảo tồn loại cây quý hiếm nay.

Đi tìm cây sa mu ngàn tuổi dưới dãy Hoàng Liên Sơn - Ảnh 4.

Cảnh bản làng dân tộc Thái sinh sống gần cây sa mu linh thiêng ngàn năm tuổi

Người Thái sử dụng gỗ sa mu với nhiều công dụng hơn, ngoài lợp mái, ván thưng nhà như đồng bào Mông thì họ còn dùng để đóng đồ gia dụng như giường tủ, bàn ghế, bộ ván ngựa. Hiện nay, gỗ sa mu dầu được sử dụng nhiều hơn vào việc làm nhà như cột, văng, xà, làm đồ thủ công mỹ nghệ như tượng, tranh, lộc bình...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
    Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025) và gần 20 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, từ 17/4 đến ngày 20/4//2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
  • "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới"
    Sau thành công ấn tượng từ cuốn sách "Chip War - Cuộc chiến vi mạch" của tác giả Chris Miller, Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả cuốn sách: "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới" của Parmy Olson - một trong những nhà báo công nghệ hàng đầu thế giới, người đã có những đóng góp nổi bật trong việc phân tích và khám phá các xu hướng công nghệ toàn cầu.
  • Thủ đô Hà Nội sẵn sàng đồng hành với “xứ Trà” Thái Nguyên phát triển du lịch
    Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, chia sẻ, sự liên kết, phối hợp giữa Thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch hai địa phương. “Du lịch Hà Nội cam kết không ngừng tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động phát triển du lịch, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của các địa phương và cả nước” – ông Hiếu nhấn mạnh thêm.
  • “Người trở về từ thiên hà Ánh Sáng” - Hành trình viễn tưởng và thông điệp nhân sinh
    “Người trở về từ thiên hà Ánh Sáng” - tiểu thuyết khoa học viễn tưởng độc đáo của PGS.TS, nhà văn Nguyễn Đình Gấm ra mắt độc giả từ tháng 9 năm 2024. Tác phẩm không chỉ mở ra một thế giới vũ trụ bao la mà còn chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh khát vọng khám phá và tương lai của nhân loại.
  • Nghệ An đề nghị công nhận Bia Ma Nhai là Bảo vật quốc gia
    Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An - cho biết sở đang tiến hành các thủ tục đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở huyện Con Cuông là bảo vật quốc gia.
  • Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Sáng nay ngày 2/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật Quốc gia và Khai hội Chùa Tây Phương năm 2025 được huyện Thạch Thất tổ chức trong 3 ngày (từ ngày mùng 05 đến hết ngày 7 tháng 3 Âm lịch).
  • Đêm nhạc "Nghe trẻ nghe tre": Sự giao thoa độc đáo giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại
    Tối ngày 1/4/2025, đêm nhạc "Nghe trẻ nghe tre" đã chính thức khép lại chiến dịch truyền thông cùng tên tại Trường Đại học FPT TP.HCM. Sự kiện này là cột mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống thông qua ngôn ngữ Rap độc đáo, đồng thời mang đến một không gian giao thoa đầy màu sắc giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại.
  • Sắp ra mắt Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại đền Quán Thánh
    Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh (quận Ba Đình) dự kiến chính thức vận hành, đón du khách vào tháng 8/2025.
  • NSƯT Xuân Hinh được tỉnh Bắc Ninh tặng Bằng khen vì đóng góp cho văn hóa nghệ thuật Kinh Bắc
    Nghệ sĩ Xuân Hinh cho biết, ông vui vì MV Bắc Bling đạt hơn 100 triệu view trên YouTube. Ông tham gia vào MV để động viên lớp trẻ làm nghệ thuật với một tinh thần mới.
  • Phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình Di sản 2025
    Đây là lần thứ 11 giải thưởng diễn ra, với Ban giám khảo gồm các các đại diện chuyên môn của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải ảnh cũng góp phần quảng bá thêm về hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người, đặc biệt các di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam.
Đi tìm cây sa mu ngàn tuổi dưới dãy Hoàng Liên Sơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO