Đến trường Tô Hiệu nghe học sinh nói tiếng Nhật như gió

Theo giaoduc.net.vn| 15/09/2019 08:36

Đón đầu xu thế hội nhập quốc tế, Trường Trung học cơ sở Tô Hiệu không ngừng trang bị phương tiện ngôn ngữ cho học sinh thông qua việc dạy và học tiếng Nhật.

Ngày 13/9, Trường Trung học cơ sở Tô Hiệu (quận Lê Chân, Hải Phòng) tổ chức chuyên đề cấp thành phố “Festival văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, vui hội trăng rằm”.

Tới dự với nhà trường có ông Đỗ Văn Lợi, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng; lãnh đạo Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Lê Chân; lãnh đạo phường Hồ Nam cùng ban giám hiệu và học sinh nhà trường.

Đến trường Tô Hiệu nghe học sinh nói tiếng Nhật như gió
Cô giáo Lê Thị Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Tô Hiệu phát biểu khai mạc chuyên đề (Ảnh: Lã Tiến)

Phát biểu khai mạc chuyên đề, cô giáo Lê Thị Minh Tâm, Hiệu trưởng nhà trường thông tin, đến thời điểm hiện tại, Hải Phòng cho hơn 500 dự án FDI còn hiệu lực từ 36 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Trong số này có đến 136 dự án FDI Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư đạt 4,31 tỉ USD.

Các nhà đầu tư từ Nhật Bản đang đứng đầu về số dự án và đứng thứ 2 về số vốn đầu tư tại thành phố Hải Phòng.

Hơn 500 chuyên gia Nhật Bản đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Cảng để phục vụ các dự án này.

Hiệu trưởng Lê Thị Minh Tâm cũng dẫn lời của ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng “Các doanh nghiệp Nhật Bản đã thực sự trở thành một bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế thành phố Hải Phòng”.

Trong cuộc họp gần đây nhất với các doanh nghiệp tỉnh Kobe (Nhật Bản), lãnh đạo thành phố đã nhấn mạnh, Hải Phòng sẽ có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản vào đầu tư, tiếp tục tăng cường đào tạo nguồn nhân lực của địa phương.

Qua đó đáp ứng nhu cầu về chuyên môn, ngoại ngữ cũng như văn hóa lao động, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Như vậy, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của thành phố để đón làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản ở Hải Phòng ngày càng cao. Đó là trách nhiệm lớn của các cơ sở giáo dục.

Đến trường Tô Hiệu nghe học sinh nói tiếng Nhật như gió
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc do học sinh nhà trường biểu diễn (Ảnh: Lã Tiến)

Theo cô giáo Lê Thị Minh Tâm, Trường Trung học cơ sở Tô Hiệu là đơn vị tiên phong của thành phố trong việc triển khai mô hình câu lạc bộ tiếng Nhật.

Trải qua 7 năm học triển khai mô hình, từ 4 câu lạc bộ với 140 học sinh tham gia, đến nay nhà trường đã có 8 câu lạc bộ với hơn 400 em.

Qua thống kê và so sánh, số học sinh tham gia 8 câu lạc bộ tiếng Nhật tại Trường Trung học cơ sở Tô Hiệu đông nhất trong các trường giảng dạy tiếng Nhật tại Hải Phòng.

Đến trường Tô Hiệu nghe học sinh nói tiếng Nhật như gió
Các đội chơi tự tin giới thiệu đội của mình bằng tiếng Nhật (Ảnh: Lã Tiến)

“Nhà trường luôn xác định tầm quan trọng của việc triển khai giảng dạy tiếng Nhật trong giai đoạn hiện nay là trang bị phương tiện ngôn ngữ cho học sinh.

Góp phần cho các em giao lưu, tiếp cận thông tin, qua đó góp chút công sức nhỏ bé giúp Việt Nam hội nhập nhanh chóng và vận dụng khoa học công nghệ tiên tiến của thời đại.

Bên cạnh đó, việc dạy học tiếng Nhật trong nhà trường còn có vai trò tăng cường hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa 2 nước, góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản.

Từ đó, nhà trường không ngừng nâng cao công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Nhật”, cô giáo Lê Thị Minh Tâm nói.

Đến trường Tô Hiệu nghe học sinh nói tiếng Nhật như gió
Các đội chơi thi tìm hiểu kiến thức (Ảnh: Lã Tiến)

Cũng theo hiệu trưởng nhà trường, qua nhiều năm triển khai giảng dạy tiếng Nhật, nhà trường nhận thấy văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét gần gũi, tương đồng.

Cụ thể, cả 2 nước đều có nhiều lễ hội trong năm. Các lễ hội đều được tổ chức theo mùa, ví dụ như: ngày Tết trung thu dành cho thiếu nhi, ngày Tết Hàn thực, ngày Ngưu Lang Chức Nữ, ngày lễ đón mừng năm mới… với những phong tục, tập quán riêng.

Đến trường Tô Hiệu nghe học sinh nói tiếng Nhật như gió
Các tiết mục văn nghệ của nhà trường mang đến cho học sinh không khí Tết trung thu vui vẻ, náo nhiệt (Ảnh: Lã Tiến)

Khởi nguồn của những điểm chung đó là cả 2 nước đều có một nền văn hóa bản địa truyền thống với nghề cơ bản là nông nghiệp lúa nước.

Do vậy, Trường Trung học cơ sở Tô Hiệu đã xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề “Festival văn hóa Việt Nam - Nhật Bản nhằm tổ chức vui Tết trung thu đầm ấm cho học sinh.

Tại chuyên đề này, 3 đội chơi của Trường Trung học cơ sở Tô Hiệu phải trải qua các phần thi gồm: thi kiến thức và thi thuyết trình bằng tiếng Nhật.

Đến trường Tô Hiệu nghe học sinh nói tiếng Nhật như gió

Trường Trung học cơ sở Tô Hiệu đã trao 100 chiếc bánh trung thu tới các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn (Ảnh: Lã Tiến)

Các đội thi đã tự tin, bình tĩnh thể hiện khả năng giao tiếp trôi chảy, lưu loát bằng tiếng Nhật đã khiến các vị đại biểu, các bậc phụ huynh và học sinh nhà trường trầm trồ thán phục.

Phần thi thuyết trình bằng tiếng Nhật để lại ấn tượng nhất khi các em học sinh giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản bằng ngôn ngữ dễ hiểu, qua đó cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích cho các bạn học sinh nhà trường.

Đến trường Tô Hiệu nghe học sinh nói tiếng Nhật như gió
Lãnh đạo nhà trường, đại diện Hội cha mẹ học sinh trao phần thưởng tặng các đội thi (Ảnh: Lã Tiến)
Đến trường Tô Hiệu nghe học sinh nói tiếng Nhật như gió
Nhà trường trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn (Ảnh: Lã Tiến)

Cô giáo Lê Thị Minh Tâm chia sẻ: “Việc tổ chức chuyên đề tiếng Nhật là mong muốn bấy lâu của Hội đồng sư phạm nhà trường, của các bậc phụ huynh và học sinh toàn trường.

Chuyên đề được triển khai nhằm thu hút các em tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, có cơ hội phát triển toàn diện, qua đó giúp các em tìm hiểu về nét văn hóa cổ truyền của Việt Nam và Nhật Bản;

Tìm hiểu những nét tương đồng về văn hóa giữa 2 quốc gia, giúp các em học sinh trong câu lạc bộ tiếng Nhật được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, thể hiện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, hùng biện bằng tiếng Nhật”.

Đến trường Tô Hiệu nghe học sinh nói tiếng Nhật như gió
Các đại biểu, học sinh tham quan các gian hàng vui Tết trung thu (Ảnh: Lã Tiến)
Đến trường Tô Hiệu nghe học sinh nói tiếng Nhật như gió
Các đại biểu, học sinh tìm hiểu văn hóa ẩm thực Việt Nam - Nhật Bản (Ảnh: Lã Tiến)

Nhân dịp này, Trường Trung học cơ sở Tô Hiệu đã trao những phần quà tặng các học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp em em đón Tết trung thu đầm ấm, vui vẻ.

Nhà trường đã nhờ Hội Đồng Đội thành phố Hải Phòng chuyển món quà là 100 chiếc bánh trung thu tới các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có một cái Tết ấm áp yêu thương.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Bác Hồ với báo chí cách mạng Việt Nam
    Trong hành trình 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), báo chí cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng về nội dung, hình thức và đội ngũ làm báo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền báo chí cách mạng Việt Nam từng bước khẳng định vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà còn là người đặt nền móng xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại gần 2.000 bài báo dưới hàng trăm bút danh, thể hiện tư duy sắc sảo, tình cảm thiết tha với dân tộc và trách nhiệm xã hội sâu sắc.
  • Ra mắt sách tập hợp 40 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách “Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Ấn phẩm tuyển chọn 40 tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm các bài viết, bài phát biểu, thư, điện, lời kêu gọi gửi tới bạn đọc, người làm báo, các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế từ năm 1922 đến năm 1962.
  • Báo Tuổi trẻ Thủ đô vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
    Chiều 18/6, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) và Đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
  • Phát động Cuộc thi báo chí viết về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2025
    Ngày 18-6, Chi cục Dân số, Trẻ em và Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Hà Nội chính thức phát động cuộc thi các tác phẩm báo chí viết về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
Đến trường Tô Hiệu nghe học sinh nói tiếng Nhật như gió
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO