Đền Artemis (Hy Lạp)

Nhà lý luận phê bình Trần Mạnh Thường| 11/04/2021 14:07

Đền Artemis (Hy Lạp)

Khi viết về ngôi đền Artemis, Antipater của Sidon đã ngợi ca: “Khi tôi nhìn thấy ngôi đền thiêng liêng Artemis vươn lên tận những làn mây xanh, thì những kỳ quan khác dường như bị lu mờ, bởi vị thần Mặt Trời chưa bao giờ thừa nhận những kiệt tác khác giống như nó ở ngoài ngọn núi Olympus ”.

Artemis không chỉ đơn thuần là một ngôi đền, nó là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất trên hành tinh chúng ta. Nó được xây dựng để tỏ lòng tôn kính đối với nữ thần Săn bắn và thiên nhiên của đất nước Hy Lạp. Đó là đền Artemis, còn được gọi đền thờ nữ thần Diana ở Ephesus, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.

Nữ thần Săn bắn Artmis là con của thần Zeus tối cao và thần Lesto, em của thần Ánh sáng - Thi ca Apollon, là một trinh nữ trong trắng, tay cầm cung tên, thường đi theo cùng có một chú hươu hoặc một con chó.

Đền Artemis được bắt đầu khởi công đặt nền móng vào thế kỷ thứ VII Tr.CN, nhưng mãi đến khoảng năm 550Tr.CN, kỳ quan thế giới cổ đại này mới được xây dựng. Artemis, một ngôi đền vĩ đại được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Đền Artemis còn được gọi là đền D, do nhà vua Croesus của vương quốc Lydia lân bang bảo trợ và do hai nhà kiến trúc sư người Hy Lạp Chersiphron và con trai của ông là Metagenes thiết kế xây dựng. Đền có chiều dài 115m và chiều rộng 55m, gồm 127 cột đá được chạm khắc công phu. Ngôi đền trang trí bằng các pho tượng đồng, được các nghệ nhân điêu luyện thời bấy giờ như: Phidias, Policleitus, Kresilas và Phradmon chạm khắc rất tinh vi.

Đền Artemis không chỉ là một trung tâm tín ngưỡng quan trọng thời bấy giờ của Hy Lạp mà còn là nơi mọi người đến mua bán. Trong nhiều năm, chốn tôn nghiêm này có nhiều thương gia đến giao dịch, các du khách đến tham quan du lịch, các nghệ sĩ và cả các bậc đế vương đến chiêm ngưỡng, để bày tỏ sự tôn kính đối với nữ thần bằng các lễ vật của họ mang đến dâng cúng.

Các cuộc khai quật khảo cổ những năm gần đây tại khu vực này đã tìm thấy nhiều đồ cúng tế của những người hành hương, trong đó có nhiều pho tượng nhỏ của đền Artemis được đúc bằng vàng và chế tác bằng ngà voi, như: khuyên tai, vòng cổ, vòng đeo tay và các đồ trang sức nữ khác…

Đền Artemis đã nhiều lần bị hủy hoại trong suốt 10 thế kỷ đầu tồn tại: Khi thì bão lũ, khi bị giặc ngoại xâm đốt phá. Nhưng kinh hoàng và rùng rợn nhất vẫn là trận hỏa hoạn vào đêm 21 tháng 7 năm 356 Tr.CN. Chuyện kể rằng, vào một đêm hè của năm 356 Tr.CN, cái đêm mà Đại đế Alexander ra đời, một ngọn lửa lớn bất ngờ cháy bùng lên ở đền Arteemis. Ngọn lửa càng lúc càng cháy bùng và lan tỏa. Trong chốc lát ngôi đền chỉ còn là đống đổ nát, khói lửa mịt mù, dưới bầu trời đen tối, chỉ còn thấy nhô lên hình bóng những cột đá cẩm thạch.

Sau vụ cháy lịch sử này, các nhà chức trách đã điều tra nguyên nhân và ngay lập tức xác định được thủ phạm là một cái tên mãi mãi được lưu truyền với biệt danh “kẻ đốt đền”. Một sự cuồng tín đến kỳ lạ, một người đàn ông tên là Herostratus (Herostrat) đã phóng hỏa đốt ngôi đền này, hòng để làm cho tên tuổi mình trở nên bất tử. Và cũng lạ thay, ngay trong đêm hôm đó hoàng tử Alexander chào đời.

Thật vậy, trước các quan tòa xét xử, kẻ tội đồ Herostratus đã khai: hắn không có một ý đồ nào khác ngoài việc hắn đốt đền chỉ vì muốn được nổi tiếng khắp thế gian và được lưu danh muôn thuở.

Cuối cùng, nhân dân thành phố Ephesus đã ra một nghị quyết: treo cổ Herostratus và kèm theo một hình phạt bổ sung để cái tên hắn bị xóa hoàn toàn khỏi lịch sử, mãi mãi không một ai được nhắc đến cái tên gắn liền với tội ác này dưới bất kỳ hình thức nào! Nhưng rồi thời gian trôi qua, cái tên Herostratus vẫn được ghi dấu cho đến tận ngày hôm nay.

 Về sự kiện này, các nhà sử học La Mã sau này đã ghi lại rằng vì quá bận rộn chăm lo cho sự ra đời của Alexander, cho nên vị nữ thần Diana đã không thể cứu ngôi đền đang bị thiêu hủy của mình được. Hai thập kỷ sau đó, ngôi đền được sửa chữa lại và các nhà khảo cổ học gọi ngôi đền mới được sửa chữa là đền “E”. Và khi vua Philip II băng hà, con của vua là Alexander Đại đế lấy danh nghĩa giải phóng cho người Hy Lạp vùng Tiểu Á đang sống dưới sự cai trị của người Ba Tư, mùa xuân năm 334 Tr.CN đã xuất quân đi chinh phục phương Đông. Sau chiến thắng trở về, Alexander Đại đế cho tái thiết ngôi đền này như xưa.

Khi thánh Paul tới thăm vùng Ephesus để truyền đạo Cơ đốc giáo vào thế kỷ I sau Công nguyên, ông phải đối mặt với một giáo phái mạnh đang tôn thờ đền Artemis. Giáo phái này rõ ràng không có ý định từ bỏ việc tôn thờ nữ thần Diana của họ. Và ngôi đền này bị những người Goth phá hủy một lần nữa. Nhưng rồi vào thế kỷ thứ VI sau Công nguyên, hầu hết những người Ephesus đã cải đạo theo đạo Cơ đốc giáo và ngôi đền đến đây mất đi vẻ đẹp tôn giáo của nó.

Chương cuối cùng trong lịch sử của ngôi đền Artemis đã vĩnh viễn khép lại vào năm 401 sau Công nguyên, khi nó bị Thánh John Chrysostom phá hủy hoàn toàn. Sau đó vùng Ephesus bị bỏ hoang phế, đến cuối thế kỷ XIX, khu vực này mới được các nhà khảo cổ học khai quật. Người ta  mới phát hiện ra nền móng của ngôi đền và con đường dẫn đến khu đầm lầy hiện tại. Gần đây có một số nỗ lực nhằm kiến tạo lại ngôi đền này, nhưng chỉ có một vài cột trụ được dựng lên.

Đền Artemis về kết cấu cũng giống như bao đền khác của Hy Lạp thời bấy giờ. Móng ngôi đền hình chữ nhật. Điều khác với các đền khác là đền Artemis được xây hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Mặt chính của đền được trang trí lộng lẫy và hướng ra một khuôn viên rộng lớn. Các bậc thềm bằng đá cẩm thạch chạy xung quanh công trình dẫn lên một tầng hiên cao có kích thước khoảng 80x130m. Các cột trụ cao 20m, trên các đầu cột trang trí theo kiểu Ionique và các cạnh được chạm khắc rất tinh xảo. Có tất cả 127 cột được xếp theo một đường thẳng trên toàn bộ nền, trừ khu vực giữa, hay còn gọi là nơi ở của nữ thần.

Đền Artemis (Hy Lạp)
Tượng Thần Artemis thờ trong đền. Ảnh tư liệu

Đền lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật, trong đó có 4 pho tượng nữ thần cổ làm bằng đồng. Khi thánh Paul đến thăm thành phố này, ngôi đền đã được trang trí với những chiếc cột bằng vàng và pho tượng nhỏ bằng bạc.

Đền Artemis không chỉ đẹp về kiến trúc mà vẻ đẹp thực sự của nó nằm trong những chi tiết nghệ thuật, nhưng rõ ràng ngôi đền Artemis mãi mãi vẫn còn là điều bí ẩn đối với chúng ta hiện nay. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Đền Artemis (Hy Lạp)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO