Đầu tàu tiến về phía trước...

Nhật Anh| 08/10/2020 11:19

Kỷ niệm 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2020) đến giữa niềm hân hoan của người Hà Nội mừng đất thiêng Thăng Long tròn 1010 năm tuổi. Ngoảnh nhìn lại những thăng trầm lịch sử đã đi qua, những đắp bồi dựng xây trong thời hiện đại, những thách thức khó khăn mà người đương thời đang kiên trì đối mặt… càng thấy tự hào về truyền thống anh hùng, tinh thần yêu nước, đoàn kết, sáng tạo của quân và dân Thủ đô. Đó chính là sức mạnh được kết tinh để Hà Nội vượt qua ngàn gian khó, vững vàng ở vị trí đầu tàu của cả nước suốt những năm tháng qua.

Đầu tàu tiến về phía trước...
Con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp nối sân bay Nội Bài vào trung tâm.
Vượt khó phát triển kinh tế - xã hội

Từ khi vua Lý Thái Tổ ban “Chiếu dời đô” năm 1010, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Trong tiến trình đó, ngày 10/10/1954 đánh dấu thắng lợi huy hoàng của nhân dân Việt Nam trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

Cách đây 66 năm, ngày 10/10/1954, người Hà Nội nô nức trong rừng cờ hoa, hân hoan đón mừng đoàn quân chiến thắng tiến về Thủ đô. Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh âm vang trong lễ chào cờ năm ấy: “Ngày nay do quân và dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, kháng chiến đã thắng lợi. Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui khôn xiết kể…”. Kể từ thời điểm đó, Hà Nội sạch bóng quân thù, cùng cả nước bước sang trang sử mới. Nhìn lại quá trình phát triển của thành phố từ mốc son này, càng thấy rõ điểm tựa để Hà Nội phát triển như hôm nay chính là tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường không bao giờ lùi bước trước khó khăn của các thế hệ người Hà Nội. 

66 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã khẳng định vai trò đầu tàu, vị trí trung tâm, trái tim của cả nước. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, hàng chục vạn người con Thủ đô lên đường tòng quân chiến đấu. Nơi hậu phương, Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, chi viện cho tiền tuyến. Hà Nội còn cùng các quân, binh chủng và các địa phương, làm nên một “Điện Biên phủ trên không” chấn động địa cầu mùa đông năm 1972. “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người” đã buộc Chính phủ Mỹ phải quay lại bàn đàm phán và ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đây là tiền đề quan trọng để làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, thu non sông về một mối.

Vượt qua những khó khăn, gian khổ thời kỳ bao cấp, Hà Nội đã đi đầu nắm bắt và triển khai quyết sách mới của Đảng, cùng cả nước tạo nên những thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong hơn 30 năm đổi mới. Đặc biệt, ngày 1/8/2008 ghi dấu mốc son lịch sử mới, mở ra thời kỳ phát triển giàu tiềm năng của Hà Nội khi thành phố chính thức hợp nhất với tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). Hà Nội tiếp tục đi đầu trên mọi lĩnh vực, đạt được những thành tựu nổi bật. Kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển của vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Đặc biệt từ đầu giai đoạn 2015 - 2020 đến nay, kinh tế Thủ đô không ngừng tăng trưởng và đạt mức khá; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,39%, đạt mục tiêu đề ra (từ 7,3% đến 7,8%), cao hơn giai đoạn 2010 - 2015 (6,93%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh; khu vực nông nghiệp giảm còn 2,09%. Tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân đạt 7,12%/năm. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô được cải thiện rõ rệt. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 tăng 15 bậc, lên vị trí thứ 9 cả nước. 

Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số, nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% tổng sản phẩm nội địa (GDP), 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước. Hà Nội cũng hợp tác giao thương với trên 50 địa phương trong cả nước, nhất là vùng Thủ đô và tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, ngày càng xứng đáng vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế.     

Không thể không nói đến nỗ lực vượt khó của Hà Nội trong năm 2020 khi phải tập trung thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phục hồi và duy trì phát triển kinh tế. Dù chịu tác động của dịch Covid-19, nhưng Hà Nội đã sớm kiểm soát dịch bệnh, chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Mức tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì, cụ thể GRDP của Hà Nội trong 9 tháng năm 2020 tăng 3,27%, cao hơn 1,54 lần mức tăng của cả nước. Tính riêng quý III/2020, GRDP tăng 3,05% - tuy thấp hơn quý I (tăng 4,43%), nhưng cao hơn quý II (tăng 2,41%), thể hiện xu hướng phục hồi hiệu quả của kinh tế. Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã nhận định tại Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội năm 2020 của thành phố: Kinh tế Thủ đô đã khởi sắc hơn trong thời gian qua, quý sau tốt hơn quý trước, tháng sau tốt hơn tháng trước. Các đơn vị đã thể hiện rõ tinh thần chia sẻ khó khăn, “góp gió thành bão” trong giải ngân vốn đầu tư công để thành phố từng bước đạt được kết quả tích cực.

Tiên phong trong xây dựng và quản lý đô thị

Diện mạo Thủ đô hơn một nghìn năm tuổi hôm nay phản ánh rõ nét khí chất của “đầu tàu” Hà Nội trong xây dựng và quản lý đô thị. Kể từ năm 1954 đến nay, Hà Nội đã 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính (1961, 1978, 1991 và 2008), đã có 7 lần quy hoạch chung được phê duyệt. Nhưng suốt chặng đường phát triển ấy, dấu ấn lớn nhất là năm 2008, khi Hà Nội mở rộng địa giới lên 3.344km2, trở thành một trong 17 Thủ đô lớn nhất thế giới, cũng là đô thị lớn nhất cả nước.

Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Đào Ngọc Nghiêm từng chia sẻ, việc mở rộng địa giới hành chính năm 2008 đã tạo thời cơ mới, nhưng cũng là thách thức lớn với Hà Nội. Bởi bên cạnh việc quản lý, phát triển, còn phải giữ được tầm vóc của Thủ đô. Vì vậy, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg, ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, xác định thực hiện đến 2030 và tầm nhìn 2050. Quy hoạch đưa ra mục tiêu phát triển Hà Nội mới: xanh, văn hiến, văn minh nhưng hiện đại. Quy hoạch đặt yêu cầu, trong quá trình phát triển, Hà Nội phải kế thừa yếu tố truyền thống nghìn năm dựng xây Thủ đô, đồng thời đặt yếu tố văn minh hiện đại để có vị trí xứng đáng ở khu vực châu Á và thế giới. 

Người Hà Nội đã dốc hết tâm huyết để thực hiện mục tiêu đó, nào là rà soát lại các dự án để thống nhất theo quy hoạch; nào là tổ chức nghiên cứu để có thể phủ kín các quy hoạch xây dựng mới, đặc biệt là các quy hoạch công trình tại một số khu vực trọng điểm như: Ba Vì, hồ Tây, Cổ Loa…; nào là xây dựng các quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, chú trọng một số khu đặc thù như khu phố cổ, phố cũ… Điều đáng ghi nhận nhất là đã nhận diện được giá trị di sản và đặc trưng đô thị của Hà Nội - Hà Tây. Dấu ấn đậm nét nhất cho sự thay đổi của Hà Nội là giai đoạn 2015 - 2020 khi Thành phố ban hành các quy hoạch và phủ gần kín diện tích tự nhiên với khoảng hơn 60 các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Thành phố đã chủ động đề xuất mô hình tổ chức không gian mới. Nếu trước kia, Hà Nội chỉ là một đô thị, thì nay Hà Nội là một chùm đô thị, có đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh.  

Thành tựu trong xây dựng và quản lý đô thị còn nằm ở góc nhà ở cho dân, Hà Nội đã nâng diện tích nhà ở bình quân từ 23m2/người vào năm 2015 lên 25,8m2/người vào năm 2018 và dự kiến đạt 29m2/người vào năm 2020 - mức rất cao so với chỉ tiêu của cả nước. Điểm nổi bật là việc phát triển nhà ở xã hội, đã giải quyết được 1,4 triệu m2 nhà ở cho người thu nhập thấp, 900.000m2 nhà tái định cư... Rồi kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông đã có nhiều chính sách quyết liệt cho phát triển. Nếu năm 2011 chỉ có 0,3% diện tích đất tự nhiên cho giao thông thì đến năm 2018 đã đạt tới gần 10%, tập trung vào các dự án trọng điểm như các tuyến đường vành đai, bãi đỗ xe liên tỉnh… Hiện tại, cầu vượt Linh Đàm, cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long đang hoàn thiện những hạng mục cuối, chuẩn bị thông xe nhân kỷ niệm 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Với khí thế rồng bay của Thăng Long ngàn năm văn hiến, từ mốc son giải phóng Thủ đô 66 năm về trước, đến nay, mạch nguồn đoàn kết, ý chí quyết tâm không lùi bước của người Hà Nội vẫn tiếp tục được bồi tụ, làm nên những thành tựu quan trọng. Đây là động lực để người Hà Nội hướng tới những mục tiêu cao hơn, xa hơn. Đầu tàu của cả nước vẫn vững vàng vượt mọi gian khó để tiến về phía trước. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
Đầu tàu tiến về phía trước...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO