Đào tạo nghề báo hướng đến sự phát triển bền vững

Đăng Chung (thực hiện)| 21/06/2018 09:00

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động đến nền báo chí cách mạng Việt Nam dưới nhiều chiều khác nhau, đặt ra không ít những khó khăn cũng như cơ hội trong công tác đào tạo báo chí và việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2018) phóng viên báo Người Hà Nội đã có cuộc trao đổi với TS. Bùi Chí Trung - Phó Chủ nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học KHXH & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) xung quanh

Đào tạo nghề báo hướng đến sự phát triển bền vững
TS. Bùi Chí Trung

Phóng viên: Trong thời đại  4.0, công tác đào tạo các nhà báo tương lai của Khoa Báo chí và Truyền thông hiện nay như thế nào thưa ông?

TS. Bùi Chí Trung: Không phải đợi đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chúng ta mới thấy thách thức và cũng như nhìn thấy cơ hội cho đào tạo ngành báo chí. Bởi những giá trị cốt lõi của báo chí hay nghề đào tạo báo chí bao giờ cũng được xây dựng trên nền tảng nhất định từ những chuẩn mực nhất định. 

Khoa Báo chí và Truyền thông của nhà trường được xây dựng trên hệ thống từ Trường Đại học Tổng hợp trước đây và bây giờ là Trường Đại học KHXH & NV - là ngôi trường nổi danh với hệ thống nghiên cứu cơ bản. Do vậy, sinh viên được đào tạo từ những phông nền kiến thức cơ bản, các bạn được đào tạo từ mô hình truyền thông, phương pháp truyền thông, người truyền thông… Chúng tôi tập trung hơn về mô hình truyền thông hiện đại và các mô hình truyền thông đó được ứng dụng cũng như sự lan tỏa của truyền thông như thế nào, kỹ năng nào để sinh viên phát triển nó. Từ những kiến thức cơ bản đó, sinh viên phát triển ra những nhu cầu của mình, các bạn có thể học các môn học tự chọn là những môn học chuyên ngành, chuyên sâu về một lĩnh vực nghề nghiệp như: phát thanh truyền hình, báo in, báo mạng…

Nếu trước đây, khán giả chỉ ngồi trước màn hình thụ động tiếp nhận thì bây giờ không phải như vậy. Ở mọi nơi, mọi lúc khán giả đều có thể tiếp cận các sản phẩm báo chí và truyền hình qua hệ thống Internet. Bởi vậy, nhà trường trang bị cơ sở vật chất cho sinh viên tương đối tốt không kém gì các đài truyền hình, thậm chí có những chương trình Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã phối hợp với nhà trường để sản xuất, phát sóng trên VTV2, VTV3. 

Khoa Báo chí và Truyền thông của nhà trường cũng là nơi hội tụ rất nhiều người giỏi. Không chỉ cán bộ giáo viên cơ hữu của khoa mà những người làm báo bên ngoài cũng đã truyền nhiệt huyết cho các bạn sinh viên. Với nền tảng kiến thức báo chí và kinh nghiệm thực tiễn họ đã giúp cho sinh viên vừa học có cơ hội tiếp cận báo chí nhanh. Sinh viên được tiếp cận ngay với diện mạo báo chí bằng phương pháp đưa tòa soạn đến giảng đường và ngược lại đưa giảng đường đến tòa soạn, biến khoa Báo chí và Truyền thông trở thành một tòa soạn. 

Đào tạo nghề báo hướng đến sự phát triển bền vững
Sinh viên báo chí hào hứng thực hành sản xuất tin, bài truyền hình 
Một vấn đề đặt ra với khoa là nguồn sinh viên chất lượng cao, bởi quặng như thế nào ra chất lượng thép như thế. Trong nghề báo rất sợ sự “trung tính” sợ người không có cá tính. Với mô hình thi tuyển như bây giờ chúng tôi không bao giờ thiếu sinh viên nhưng lựa chọn ra gương mặt nào để truyền nghề thì vẫn còn hạn chế. Tôi cũng cho rằng người học báo chí phải thật sự đam mê bởi vì nếu không đam mê thì sẽ rất khó làm báo. Thường những người có đam mê là có năng khiếu và ý thức nghề nghiệp rõ ràng, có chí rèn nghề và có chí hành nghề. Đây là những thách thức lớn và khi đã vào học theo nghề báo thì cần phải được tích hợp đa kỹ năng, phải giỏi về kỹ thuật công nghệ, giỏi về ngoại ngữ nói chung và làm báo phải thực sự có tâm huyết, có trí tuệ và cảm xúc.

Phóng viên: Nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, đặc biệt là việc gắn đào tạo với nhu cầu thực tế của Khoa Báo chí và Truyền thông luôn quan tâm như thế nào để đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội?

TS. Bùi Chí Trung: Khoa Báo chí và Truyền thông đào tạo ngành báo chí ở tất cả các hệ, các bậc từ cử nhân đến tiến sĩ, từ báo chí đến quan hệ công chúng. Đồng thời, khoa còn đào tạo liên kết quốc tế với Đại học Stirling (Anh) chương trình Thạc sĩ quản trị truyền thông. Khoa mở rộng đào tạo hợp tác quốc tế, bởi chiến lược của chúng tôi sẽ xây dựng khoa thành Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông thuộc Trường Đại học KHXH & NV. Trước đây, đào tạo báo chí là đưa ra rất nhiều bộ môn khác nhau nhưng bây giờ chúng tôi chỉ còn lại một bộ môn và thay vào đó là xây dựng các trục khác tương hỗ với nhau như: Trục quản trị truyền thông, trục về truyền thông đa phương tiện, trục quan hệ công chúng… để thích ứng với cuộc sống hiện đại.

Nếu như đào tạo cao học trước đây nặng về lý thuyết thì đào tạo cao học ứng dụng bây giờ sát với nhu cầu thực tiễn hơn. Nội dung chương trình đào tạo bám rất sát với chuẩn đầu ra, sinh viên biết mình sẽ được học những môn học gì bao nhiêu tín chỉ và thậm chí thầy nào giảng dạy giỏi họ đăng ký vào thầy đó, chứ không phải bị dạy. Sinh viên được quyền lựa chọn, định hướng môn học sát với thực tế hơn, đúng nhu cầu thực tế hơn.

Phóng viên: Có nhiều cơ quan báo chí lựa chọn cử nhân chuyên ngành để đáp ứng công việc hơn là việc chọn sinh viên học báo chí? Đánh giá của ông như thế nào về vấn đề này?

TS. Bùi Chí Trung: Học chuyên ngành họ nắm bắt được khối lượng kiến thức nhất định ví dụ: Chính trị học, luật, kinh tế, văn hóa… sau đấy học thêm những kỹ năng về báo chí. Rất nhiều nhà báo giỏi xuất phát từ con đường đó và tôi luôn cổ vũ con đường đó. Đối với những người được đào tạo về kỹ năng báo chí họ có sự nhanh nhạy thuần thục hơn. Họ có khả năng nắm bắt, xử lý ứng biến cuộc sống nhanh hơn những người không học chuyên ngành báo chí. 

Ở đây có thể học một lúc hai bằng, sinh viên khoa chính trị học có thể học thêm bằng báo chí và ngược lại, vấn đề là họ có năng lực để học hay không. Nhiều bạn sau khi ra trường có hai bằng như thế. Hiện nay, nhiều sinh viên của khoa đến năm thứ 3 đã có việc, tuy nhiên cũng có những bạn mơ hồ về nghề báo thậm chí là thụ động. Cuộc sống có sự đào thải khắc nghiệt riêng, chúng tôi không thể thúc đẩy họ theo kiểu duy ý chí, bởi việc học chủ yếu là tự học. 

Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào trước những cơ hội việc làm và công tác giáo dục đạo đức nghề báo cho các nhà báo tương lai trong giai đoạn hiện nay?

TS. Bùi Chí Trung: Trước đây, cơ hội nghề nghiệp khó hơn nhưng bây giờ số lượng cơ quan báo chí nhiều hơn nên sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn. Số lượng sinh viên của khoa tự tin ra trường có việc làm là rất lớn. Chúng tôi hướng cho sinh viên đến những việc nên làm, không bắt ép sinh viên chỉ chọn con đường duy nhất học báo chí phải làm báo chí mà có thể làm những công việc có ích cho xã hội.

Đặc biệt chúng tôi cũng rất chú trọng đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp thông qua những kiến thức, nhận thức rất cụ thể, thông qua xử lý các mối quan hệ cụ thể trong quá trình tác nghiệp. Giáo dục về lý tưởng hành nghề, xác định rõ đối tượng phục vụ để xác định rằng nghề báo là một nghề vì sự phát triển xã hội chứ không phải đơn thuần chỉ là một nghề để kiếm sống. Nghề báo là nghề vì công chúng, vì cộng đồng, vì nhân dân để phục vụ và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Đào tạo nghề báo hướng đến sự phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO