Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực: Cần hướng đi cụ thể từ cơ chế, chính sách

Nhân Thịnh| 22/07/2021 15:53

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là việc làm hết sức quan trong đối với một tỉnh nghèo như Bắc Kạn. Tuy nhiên, việc thực hiện liên kết đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp tại đây vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Phóng viên Người Hà Nội đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Cương - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Ám ảnh cái nghèo dưới chân đèo Yêu

Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực: Cần hướng đi cụ thể từ cơ chế, chính sách
Ông Nguyễn Tiến Cương - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn


Phóng viên (PV):
Ông nhận định thế nào về vai trò của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương?

Ông Nguyễn Tiến Cương: Có thể nói việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn. Chính vì vậy, những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản để tổ chức thực hiện, cụ thể: Kế hoạch số 149-KH/TU ngày 28/7/2014, văn bản số 202-CV/BCSĐ ngày 08/8/2014, Kế hoạch số 530 /QĐ-UBND ngày 26/4/2017... Trên cơ sở đó, các sở, ngành, đơn vị, địa phương tổ chức nghiên cứu, quán triệt, học tập, xây dựng kế hoạch thực hiện, đồng thời nội dung phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đưa vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh và các địa phương.

PV:Ngoài sự quan tâm sát sao của cấp chính quyền tỉnh Bắc Kạn, việc tổ chức liên kết đào tạo, đào tạo cho doanh nghiệp còn được cấp Trung ương ra các văn bản hướng dẫn. Vậy, khi đi vào thực hiện còn nảy sinh khó khăn nào nữa không, thưa ông?

Ông Nguyễn Tiến Cương: Đúng vậy! Đối với liên kết đào tạo được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 29/2017/TT-BLÐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động – TB&XH. Sau đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản gửi các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp để chỉ đạo, thúc đẩy tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, việc làm và an sinh xã hội;... Đó là những thuận lợi trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Hầu hết các trường, các cơ sở GDNN đều thiết kế chương trình đào tạo theo tỷ lệ 70% thực hành và 30% lý thuyết. Khi thực hành, các cơ sở đào tạo muốn kết nối để đưa học viên đến doanh nghiệp thực hành để tăng cơ hội cọ xát thực tế, nhưng không có nhiều doanh nghiệp đồng ý tiếp nhận học sinh đến thực hành do nhiều yếu tố khác nhau.

PV:Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này? Có phải vì những khó khăn đó mà Bắc Kạn chưa triển khai thực hiện đào tạo lại, đào tạo nâng cao trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp?

Ông Nguyễn Tiến Cương: Cười! Ví dụ như dây truyền sản xuất của doanh nghiệp không phù hợp với chương trình đào tạo của các nhà trường, chương trình học ở trường và thực tế của doanh nghiệp khác nhau. Thậm chí một số yếu tố bí mật công nghệ trong sản xuất kinh doanh, yếu tố an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp... cũng là rào cản để học sinh khó tiếp cận doanh nghiệp. Thực tế, nhiều doanh nghiệp họ có đội ngũ cán bộ, kỹ sư tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm sản xuất, hoàn toàn có đủ kiến thức để giảng dạy, hướng dẫn cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề những kiến thức, kỹ năng xu hướng và công nghệ mới nhất mà nhà trường không thể cập nhật kịp. Thế nhưng, quy định về chứng chỉ, bằng cấp nghiệp vụ sư phạm là trở ngại trong mối liên kết hữu ích giữa nhà trường, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Hiên nay giữa nhà trường và doanh nghiệp vẫn chưa có tiếng nói chung nên mối liên kết rất lỏng lẻo, chưa có sự thống nhất...

Bên cạnh đó, các trường, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa có một văn bản nào ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên mà chủ yếu dừng lại ở bản ghi nhớ (hỗ trợ sinh viên thực tập, hỗ trợ việc làm). Mặt khác, doanh nghiệp chưa chia sẻ hết các tiêu chuẩn nghề nghiệp mà doanh nghiệp đang cần để đưa vào chương trình đào tạo tại các ngành nghề, còn phía các trường vẫn thụ động trong việc kết nối và duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp. Nhiều trường còn thiếu thông tin về doanh nghiệp nên không biết họ cần gì trong chương trình hợp tác đào tạo. Từ đó, kết quả không như mong muốn.

Đối với việc đào tạo lại, đào tạo nâng cao hiện nay về cơ bản chưa có hướng đi cụ thể do Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách quy định để tổ chức thực hiện. Vì vậy hiện nay tại tỉnh Bắc Kạn chưa triển khai thực hiện đào tạo lại, đào tạo nâng cao trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

PV:Ông đánh giá thế nào về sự liên kết, hợp tác của doanh nghiệp Bắc Kạn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực?

Ông Nguyễn Tiến Cương: Trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tỉnh đã chỉ đạo Trường Cao đẳng Bắc Kạn thực hiện theo hướng gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững. Để tổ chức thực hiện, nhà trường đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh gắn kết với doanh nghiệp thông qua các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, xây dựng cơ chế phối hợp 3 bên: Nhà trường - Doanh nghiệp – Người học; thông qua việc ký kết hợp tác với các doanh nghiệp trong việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. Các doanh nghiệp được tham gia với nhà trường từ khi đầu vào (khai giảng) đến khi kết thúc khóa học (mời tham dự lễ tốt nghiệp) để ký kết hợp đồng tuyển dụng trực tiếp với học sinh, sinh viên tốt nghiệp; cam kết giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp...

Với nhu cầu tuyển dụng lao động hàng năm của các doanh nghiệp hợp tác khoảng trên 500 lao động, nhưng số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu các doanh nghiệp, điều đó cho thấy nhu cầu lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp là rất lớn, song nguồn cung của nhà trường mới chỉ đáp ứng được một phần. Đó là chưa kể còn hàng chục doanh nghiệp chưa được ký kết hợp tác đào tạo thường xuyên liên hệ với nhà trường để tìm nguồn lao động.

Các doanh nghiệp ký kết hợp tác với nhà trường được nhà trường tuyển chọn về năng lực, tính ổn định sản xuất kinh doanh, ngành nghề phù hợp, chế độ đãi ngộ lao động tốt… do đó hầu hết HSSV đi làm việc đều được sắp xếp vị trí việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, công việc ổn định.

HSSV tốt nghiệp khi làm việc tại các doanh nghiệp ký kết hợp tác được trả lương khá cao và ổn định, với mức thu nhập trung bình khoảng 8-10 triệu đồng/ tháng, trong đó có em thu nhập trên 20 triệu đồng /tháng (doanh nghiệp lĩnh vực chăn nuôi)...

PV:Theo ông, cần làm gì để việc liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp đạt được kết quả cao hơn nữa?

Ông Nguyễn Tiến Cương: Việc hợp tác đào tạo với doanh nghiệp đã được nhà trường bắt đầu chú trọng thực hiện từ năm 2016, song mới chỉ là hợp tác 2 bên. Xuất phát từ hiệu quả hợp tác này, từ năm 2018 đến nay, nhà trường đã tăng cường thực hiện hình thức hợp tác 3 bên. Do đó đây có thể coi là điểm mới đối với nhà trường và cần được tiếp tục đẩy mạnh và nhân rộng.

Tuy nhiên việc ký kết 3 bên bên cạnh kết quả tích cực là chính, thì cũng có những khó khăn hạn chế nhất định. Để đạt được hiệu quả tốt hơn nữa, cần có cơ chế chính sách để thu hút những doanh nghiệp lớn về tỉnh đầu tư vì hầu hết doanh nghiệp trong tỉnh còn nhỏ và thiếu ổn định. Mặt khác cần nâng cao năng lực đào tạo của các nhà trường để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng rất lớn của doanh nghiệp. Mặt khác cần nâng cao chất lượng giảng dạy để phù hợp với những học sinh là con em dân tộc thiểu số còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với môi trường đầy áp lực khi tham gia thị trường lao động.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

B
ạn đọc có thắc mắc gì về lĩnh vực xuất khẩu lao động, du học xin liên hệ số 0988200599 để được hỗ trợ.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực: Cần hướng đi cụ thể từ cơ chế, chính sách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO