Công an quận Đống Đa tổ chức chữa cháy tại nhà dân.
2. Khi sử dụng không được dùng nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu của dây dẫn.
3. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ điện, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay. Các dây dẫn điện trần ngoài nhà phải được mắc cách xa nhau 0,25 m.
4. Thường xuyên, định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh đối với các thiết bị điện có nguy cơ cháy nổ cao như: điều hòa, bình nóng lạnh, máy giặt, lò sưởi, quạt treo tường... Không để các đồ dùng, vật dụng, chất dễ cháy gần các thiết bị này.
5. Không dùng bóng đèn điện để sấy quần áo hoặc ủ chăn sưởi ấm, các dụng cụ này phải để cách xa vật cháy tối thiểu 0,5m; không sạc điện thoại qua đêm hoặc vừa sạc vừa sử dụng, khi sạc phải để cách xa các vật liệu dễ cháy.
6. Các dây nối vào phích cắm, đui dèn, máy móc phải chắc, gọn, điện nối vào mạch ở 2 đầu dây pha và trung tính không được chồng lên nhau.
7. Vặn chặt các mối nối dây dẫn
- Dùng băng dính, vật cách điện bọc mối nối dây dẫn;
- Không kéo căng dây điện và treo vật nặng lên dây dẫn;
- Không để gỉ cầu dao, dây dẫn, cầu chì điện.
8. Không sử dụng bàn là, bếp điện khi không có người trông nom.
9. Đối với xe máy, xe đạp điện, cần sạc đúng quy cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nên sạc pin khi ắc quy gần hết điện, hạn chế sạc qua đêm. Định kỳ 6 tháng, người dùng xe đạp điện, xe máy điện cần bảo dưỡng một lần, đặc biệt là phải kiểm tra bình ắc quy, nếu bình có dấu hiệu hư hỏng hoặc có mùi khét, không nên tiếp tục sử dụng, cần đem đi bảo dưỡng tại các cửa hàng bán những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ để được kiểm tra đảm bảo an toàn cháy, nổ.
10. Phải sử dụng cầu dao điện, áptômat, cầu chì, rơ le... làm thiết bị đóng cắt và bảo vệ.