Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khóa X: Phía trước - lý do để hy vọng!

Bùi Việt Thắng| 09/12/2020 14:22

Đại hội đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam (NVVN) lần thứ X (nhiệm kỳ 2020 - 2025) diễn ra tại Thủ đô Hà Nội (từ 23 đến 25/11/2020) đã thành công tốt đẹp. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đắc cử chủ tịch Hội, hai phó chủ tịch là: nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Nguyễn Bình Phương. Ủy viên BCH gồm các nhà văn: Khuất Quang Thụy, Nguyễn Thị Thu Huệ, Bích Ngân, Phan Hoàng, Lương Ngọc An, Trần Hùng, Hữu Việt, Vũ Hồng. Nhà thơ Hữu Thỉnh được BCH Hội NVVN khóa X mời làm Cố vấn Hội NVVN. Dư âm của Đại hội X Hội Nhà văn Việt Nam sẽ còn rất dài rộng, sâu đậm trong tình cảm hơn 1000 nhà văn đang sống và sáng tác trên khắp mọi miền đất nước.

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khóa X: Phía trước - lý do để hy vọng!
Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa X. 
Ảnh: Quang Vinh

Bắc Nam sum họp 

Có 597 nhà văn khắp mọi miền đất nước nhận được giấy mời dự Đại hội X (qua vòng đại hội cơ sở diễn ra trong vòng hơn một tháng, 590 nhà văn có mặt, đó là con số lý tưởng qua các kỳ đại hội). Ở tiền sảnh khách sạn La Thành (Hà Nội), sáng ngày khai mạc, người ta thấy dập dìu “tài tử giai nhân” từ bốn phương tám hướng quây quần trong một không gian tuy hẹp nhưng ấm cúng trong tiết trời lý tưởng. Kia là nhà thơ Hoàng Minh Châu (sinh 1930), từng là Phó TBT báo Văn nghệ (Hội NVVN), người đã lập kỷ lục tham dự 10 đại hội Hội Nhà văn Việt Nam (từ 1957 đến 2020). Dáng người nhỏ nhắn nhưng nhà thơ vẫn tinh anh trong đi lại, giọng nói vẫn còn âm vang khi lên diễn đàn đọc tham luận. Nguyễn Ngọc Tư (sinh 1976) từ tận Cà Mau xa tít ra Thủ đô lần này tự tin không như khi mới dự đại hội lần thứ VII (2005). Từ Điện Biên về, Chu Thùy Liên (sinh 1966), trong trang phục dân tộc Hà Nhì đỏ rực rỡ. Ít ai biết nữ nhà văn đã kịp nhận bằng thạc sĩ văn hóa học, hiện là phó chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật, phó ban Dân tộc tỉnh Điện Biên. Đại biểu trẻ tuổi nhất là Phạm Phú Uyên Châu (bút danh Meggie Phạm, sinh 1991), giảng viên khoa văn học, trường Đại học khoa học Huế, tác giả của nhiều cuốn sách thuộc hàng best-seller. 

Đoàn đại biểu thành phố Hồ Chí Minh hùng hậu với tổng số 79 nhà văn, mang hơi ấm phương Nam ra phương Bắc cùng phong cách thật cởi mở, ăn sóng nói gió rổn rảng, vô tư và khoan hòa. Đoàn Hà Nội đứng thứ nhì về số lượng đại biểu tham dự đại hội – 56 nhà văn, mang phong thái hào hoa kinh kỳ. Từ Cao Bằng, cực Bắc đất nước, nhà thơ Trần Hùng về Thủ đô dự đại hội và bất ngờ với niềm vui vỡ òa khi kết thúc, anh được tín nhiệm bầu vào BCH khóa X.

Đại hội này có nét đặc biệt, trong một gia đình có đến 2 - 3 nhà văn dự như: Nhà thơ Lê Hồng Thiện cùng con gái Lê Hồng Nguyên và con rể Phạm Khải; hai anh em trai Trần Nhuận Minh và Trần Đăng Khoa; hai vợ chồng Trần Thị Thắng - Lê Quang Trang, Trần Kim Hoa - Nguyễn Sỹ Đại...

Sức trẻ đang lên

Ai cũng hy vọng cuộc bàn giao thế hệ tại Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ X là một khúc ngoặt của văn học nước nhà. Vì ai cũng nghĩ đội hình BCH khóa X sẽ trẻ, khỏe, năng động, tinh tường hơn khóa IX. Nhưng chi ly ra thì cũng không nên vội cho rằng mọi việc từ đây cứ thế vượt lên với tốc độ “siêu âm”, mọi việc dễ như lấy từ trong túi ra. Tuổi trung bình của BCH khóa X, cũng không có gì đáng gọi là trẻ khi đã đạt tuổi 58,5. Chủ tịch Hội, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (có so sánh vui), bằng tuổi nữ nhà văn Thiết Ngưng, Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc, sinh 1957. Ông là người giỏi giang, bặt thiệp, quảng giao, lại thêm tiếng Anh chuẩn, có thể giao du thế giới dễ dàng. Ông là người có nhiều ý tưởng, sáng kiến trong hoạt động văn hóa, văn học. Trong BCH khóa X có  4 nhà văn tham gia BCH khóa IX, còn lại 7 nhà văn lần đầu tham gia BCH  khóa X. Các nhà văn dự Đại hội đều thấy rõ tinh thần “dân sự hóa” BCH khóa X (9/11). Dĩ nhiên “quân sự hóa” hay “dân sự hóa” cũng chưa phải là điều kiện tiên quyết. Vấn đề là ở chỗ, BCH mới có thực sự là “một khối chuyển động” nhanh và mạnh hay không? Nhân tố trẻ và mới của BCH khóa X gieo niềm tin vào hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhưng nói như một bộ phim hoạt hình kinh điển Nga “Hãy đợi đấy!”. Đợi chờ đôi khi cũng là một niềm vui, niềm hạnh phúc vì chúng ta có lý do để hy vọng.

Không riêng tôi, tất cả nhà văn dự Đại hội X đều quan tâm tới lời đáp từ của tân Chủ tịch Hội khóa X Nguyễn Quang Thiều. Mở đầu, ông nhấn mạnh, Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ X đã thành công trọn vẹn, mang đầy cảm xúc đặc biệt. Đây là một Đại hội chuyển giao thế hệ. Có thể nói là một bước đi mạnh mẽ, đầy tự tin của toàn thể các nhà văn. Nhưng thách thức lớn cũng đặt ra trước mắt BCH khóa X. Nó thấm đến tận chân tơ kẽ tóc mỗi hoạt động của Hội Nhà văn Việt Nam trong tương lai gần. Ông xúc động nhấn mạnh, các nhà văn Việt Nam một lần nữa nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn trách nhiệm của người nghệ sĩ trước nhân dân, không được quyền sáng tác không tốt. Ông bày tỏ tình cảm của cá nhân, của BCH khóa X, của toàn thể hội viên Hội Nhà văn Việt Nam với các thế hệ đi trước đã góp công sức, tài năng để kiến thiết nền văn chương nước nhà trong thời đại cách mạng và chiến tranh cũng như thời hòa bình xây dựng đất nước giàu đẹp, dân chủ, văn minh. Ông mạnh dạn đề xuất, kêu gọi toàn thể các nhà văn hãy lao động nghệ thuật hăng say, hiệu quả hơn nữa để một ngày không xa văn chương Việt Nam vươn lên một tầm kích mới, hòa nhập vào bản đồ văn chương thế giới. Chúng ta đã nhập khẩu quá nhiều, tiến tới phải quyết tâm xuất khẩu văn chương ra thế giới mang tên “made in Vietnam”. Muốn thế, các nhà văn Việt Nam phải có cao vọng, ý chí, nghị lực và sự kiên nhẫn lao động nghệ thuật. Nhân tài như lá mùa thu. Nhân tài chính là sự kiên nhẫn lao động. Lao động nghệ thuật lại càng vinh quang.

Một chủ trương (động thái) chưa có tiền lệ trong các khóa trước, lần này BCH khóa X đã trân trọng kính mời nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX làm cố vấn cho Hội Nhà văn Việt Nam khóa X. Sự kiện này nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt của các nhà văn tham dự Đại hội. Nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX thực sự xúc động. Bó hoa đẹp mà nhà thơ Hữu Thỉnh nhận nặng trĩu tình cảm của BCH khóa X, của toàn thể Đại hội.

Cũng có vài ba người thiếu thiện chí (viết trên facebook) cho rằng Đại hội X Hội NVVN ít bàn về chuyên môn văn chương, ít hiến kế sáng tác, ít đầu tư trí tuệ tìm tòi nguồn lực tài chính,... mà chỉ chăm chắm vào việc bầu cử, tìm người cầm cân nẩy mực. Vấn đề nhân sự tuy không phải là  tất cả, tuyệt đối nhưng là “khởi đầu của khởi đầu”, là cú huých, là sự kích hoạt hành động sáng tác văn chương vốn được coi là một nghề đầy vinh quang và cay đắng khi phải đối diện với “pháp trường trắng”. Thậm chí, văn chương đôi khi mang ý nghĩa “nghiệp” hơn là “nghề”.

Phía trước - lý do để hy vọng 

Cảm hứng về tương lai mới quan trọng. Lạc quan nhưng phải có cơ sở. Trước thực trạng khi số hội viên trên 65 tuổi chiếm hơn 70%, dưới 50 tuổi rất ít, dưới 40 tuổi càng ít - một bài toán về đội ngũ/ lực lượng đặt ra cho BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa X và rộng ra là tất cả những ai quan tâm đến nền văn học nước nhà. Dân gian có câu “khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già”, không phải không có cái lý lẽ của nó. Vì thế BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa X sẽ không tránh khỏi nhiều áp lực từ nhiều phía. Cơ hội và thách thức liền nhau. Nhưng thách thức đích thực và dài lâu lại chính đặt lên vai mỗi nhà văn, vì sáng tạo nghệ thuật cuối cùng quy vào trách nhiệm, tài năng cá nhân. Không ai thay thế cho ai được! Muốn phát triển văn học bền vững thì ngoài nhân lực phải có vật lực, thế lực, tiềm lực. Tân Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa X Nguyễn Quang Thiều tự tin nói: “Tôi có quan hệ với không ít doanh nghiệp, ở đó họ sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ với mong muốn phát triển văn học, chấn hưng văn hóa” (Trả lời phỏng vấn Thời báo Văn học Nghệ thuật). Người đàn ông Làng Chùa (Hà Đông) này đã nói là làm, ai cũng biết điều ấy. Quan trọng hơn là Đại hội X đã gây men niềm hứng khởi, tin tưởng, đoàn kết  kích thích sáng tác tốt hơn cho mỗi hội viên khi họ nhỡn tiền nhìn thấy “người chèo chống” trẻ khỏe, hăng say, sáng tạo, tận tụy vì ngôi nhà văn chương của hơn 1000 hội viên.
(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hội An có Bảo tàng thổ sản
    Bảo tàng thổ sản Hội An tại số 57 Trần Phú, khu phố cổ Hội An, chính thức mở cửa phục vụ du khách trong và ngoài nước tham quan.
  • [Inforgraphic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội 11 tháng năm 2024
    Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2024 của thành phố Hà Nội tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực, nổi bật như công nghiệp tăng 5,7%, CPI bình quân tăng 4,37%, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 38,2%, kim ngạch xuất khẩu tăng 15,9%, khách quốc tế đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ tăng 3,8%...
  • Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành tem bưu chính đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Chào đón năm mới 2025, Bộ TT&TT phát hành bộ tem bưu chính “Tết Ất Tỵ”. Bộ tem gồm 2 mẫu thể hiện cặp rắn mặc áo hoa mùa xuân chúc Tết nhau, và 1 blốc tem khắc họa gia đình rắn đoàn viên và hạnh phúc.
  • Sắp diễn ra Lễ hội Thuần Chay X’Mas 2024
    Một Giáng sinh ấm áp, đầy sắc màu, một không gian lễ hội tràn ngập ánh sáng và yêu thương, cùng hàng ngàn món ăn thuần chay vô cùng hấp dẫn đang chờ đón bạn tại Lễ hội Thuần Chay X’Mas.
  • Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập quận Hà Đông
    Sáng nay 2/12, trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn đã dự Lễ khởi công công trình xây dựng trường THPT Lê Lợi và gắn biển công trình trường THCS Hà Cầu (nay là Trường THCS Hà Đông).
  • Chương trình chính luận nghệ thuật “Ánh sao người lính” tôn vinh Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tối 1/12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã đồng chủ trì tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Ánh sao người lính” năm 2024.
  • Vẻ đẹp lộng lẫy, nguy nga với nội thất giàu trầm tích lịch sử của điện Thái Hòa
    Bên trong điện Thái Hòa (Đại nội Huế) được trưng bày đặt các cổ vật và tạo nên một không gian lộng lẫy tôn nghiêm, nguy nga tráng lệ giàu trầm tích lịch sử.
  • Liên hoan Sân khấu TP HCM lần thứ nhất có 5 vở diễn đoạt Huy chương Vàng
    Đó là các vở Giáng Hương (Sân khấu kịch Thiên Đăng), Cánh đồng rực lửa (Sân khấu kịch Quốc Thảo), “Đồng chí” (Hội Sân khấu TP HCM), Cơn mê cuối cùng (Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh), Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử (Nhà hát kịch Idecaf).
  • Khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
    Tối 29/11, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 và Lễ công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia chính thức khai mạc tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Hoài niệm Hà Nội xưa trong "Đêm Trúc Bạch"
    Tối 29/11, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch” và Lễ công bố, trao quyết định công nhận điểm du lịch cấp thành phố và nghề truyền thống tại quận Ba Đình, khai trương sản phẩm du lịch Tuyến tàu điện số 6 tại Đảo Ngọc Ngũ Xã.
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khóa X: Phía trước - lý do để hy vọng!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO