Đại biểu Quốc hội: Nhiều doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ đang là các “tử huyệt” của nền kinh tế

KTĐT| 25/07/2021 15:19

Ngày 25/7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Phát biểu thảo luận, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng: "Như cha ông ta thường nói “lửa thử vàng, gian nản thử sức”, có thể nói dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chung tay của Quốc hội và sự nỗ lực của toàn dân, Chính phủ đã khá chủ động linh hoạt, uyển chuyển trong việc đối phó với dịch Covid-19 để vừa bảo đảm thực hiện mục tiêu chống dịch vừa duy trì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội."
Cho dù về tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ở mức 5,64% là chưa đạt như kỳ vọng, nhưng so với quốc tế và khu vực thì đây là tỷ lệ cao. Thực trạng kinh tế ở thời điểm này, đầu quý III xấu hơn nhiều, đây là điều chúng ta cần tính toán cẩn trọng trong kế hoạch phát triển trong những tháng cuối năm.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc đưa ra dẫn chứng, hiện nay nếu chỉ căn cứ vào con số của 6 tháng đầu năm có thể thấy sự phân hoá lớn trong sự phát triển của các khu vực trong nền kinh tế. Trong khi kinh tế đối ngoại phục hồi mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất khẩu cao đạt hơn 30% so với năm ngoái thì khu vực kinh tế trong nước rơi vào tình trạng trầm lắng do sức mua rất yếu.
Tổng mức bán lẻ, dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm gần như dậm chân tại chỗ so với cùng kỳ hai năm trước, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ tương đương tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Xưa nay lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp luôn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, dịch vụ luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Tuy nhiên, 6 tháng đầu nay tốc độ hai khu vực này tương đương, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cũng kém xa khu vực xây dựng, công nghiệp. Đây là tín hiệu rất đáng lo ngại. Chúng ta vẫn kỳ vọng vào sự tăng trưởng của dịch vụ - “ngôi sao hy vọng” của nền kinh tế Việt Nam.
Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, sự tương phản này đều do những ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các biện pháp giãn cách xã hội đang được tăng cường khiến các doanh nghiệp đang rất khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ. Trong khu vực dịch vụ, ngoài các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các doanh nghiệp dịch vụ khác đang là các “tử huyệt” của nền kinh tế.
"Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn, vận tải đang “chết dần, chết mòn” và có khả năng nhiều doanh nghiệp trong khu vực này không vực dậy được sau đại dịch nếu không có các biện pháp hỗ trợ thiết thực, mạnh mẽ. Thời gian qua dù đã có các biện pháp hỗ trợ nhưng thực sự chưa đi vào thực tế bao nhiêu." - Đại biểu Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc bày tỏ đồng ý với các chủ trương lớn của Chính phủ đã và đang thực hiện. Trước hết, phải đẩy mạnh tiêm vaccine, đặc biệt là các khu vực động lực tăng trưởng của nền kinh tế để có thể vừa bảo vệ được sinh mạng cho nhân dân vừa duy trì sản xuất, kinh doanh và tránh làm đứt gãy nguồn cung. Đây là các giải pháp rất căn cơ.
Thứ hai là chuẩn bị điều kiện và lộ trình để mở cửa lại nền kinh tế tương ứng với tỷ lệ tiêm trủng vaccine của người dân. Đây cũng là giải pháp rất căn cơ.
Thứ ba là giải pháp của Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công trong năm nay và cắt giảm, thu hồi vốn đối với các bộ, ngành, địa phương làm chưa tốt để bổ sung cho các cơ quan Trung ương và địa phương có tốc độ giải ngân tốt. Đó là chủ trương rất đúng đắn.
Ngoài ra, trong bối cảnh chính sách tiền tệ không còn nhiều dư địa, đại biểu Vũ Tiến Lộc đánh giá cao việc Ngân hàng Nhà nước đã thống nhất, đồng thuận với các ngân hàng thương mại trong việc giảm lãi suất. Điều này được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao. Gói hỗ trợ 26.000 tỷ của Chính phủ ban hành cũng được đánh giá rất cao, khi đã cắt giảm được các thủ tục hành chính và có khả năng đẩy nhanh tốc độ giải ngân.
Trong lĩnh vực dịch vụ thì trợ giúp là một việc, hỗ trợ về tài chính là một việc nhưng căn cơ là áp dụng hộ chiếu vaccine càng sớm càng tốt. Hộ chiếu vaccine, không chỉ hiểu như hộ chiếu vaccine cho du khách quốc tế đến Việt Nam mà đó là hộ chiếu vaccine cho toàn dân Việt Nam. Khi chúng ta có được tỷ lệ dân cư tiêm đủ hai mũi vaccine sẽ là động lực cho nền kinh tế phục hồi.
Về các biện pháp cải cách thể chế, việc Chính phủ rà soát những bất hợp lý, chồng chéo để kiến nghị với Quốc hội sửa đổi là cần thiết. Chính phủ thành lập các tổ công tác đặc biệt để có thể thúc đẩy, hỗ trợ triển khai các dự án cũng rất kịp thời.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc đề nghị không chỉ các dự án công, dự án FDI mà các dự án tư nhân hiện nay đang gặp trở ngại về thủ tục nên phải hỗ trợ đẩy nhanh giải quyết các thủ tục, sớm các dự án vào sản xuất kinh doanh. Đây là những giải pháp rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • NXB Kim Đồng ra mắt loạt ấn phẩm đặc sắc dịp Ngày sách Việt Nam 2025
    Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư và kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu nhiều ấn phẩm mới dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm không chỉ mang giá trị giáo dục sâu sắc mà còn truyền cảm hứng về khoa học, văn hóa và lòng yêu nước.
  • Khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế Huế
    Đại học Huế đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế) với diện tích xây dựng 999 m2 để phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của gần 10.000 sinh viên.
  • Đầu tư 18 tỷ đồng tổ chức Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế” ở Quảng trường Ngọ Môn
    Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế 2025” sẽ diễn ra vào tối ngày 6/7 tại Quảng trường Ngọ Môn Huế (TP Huế) với kinh phí tổ chức lên đến 18 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa, bán vé và kỳ vọng trở thành điểm nhấn giải trí về đêm thu hút khách du lịch cho Cố đô Huế.
Đừng bỏ lỡ
Đại biểu Quốc hội: Nhiều doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ đang là các “tử huyệt” của nền kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO