Đặc nhiệm Biên phòng miền Nam triệt phá đường dây buôn lậu 'ăn theo mùa nước nổi'

Thương hiệu công luận| 19/08/2018 20:53

Vào mùa nước nổi, tình trạng buôn lậu, vận chuyển hàng hóa qua khu vực biên giới các tỉnh miền Tây Nam Bộ diễn ra rất phức tạp. Các đối tượng sử dụng phương tiện đường thủy, đường bộ tìm cách đưa hàng lậu xâm nhập vào Việt Nam, chủ yếu là thuốc lá, mỹ phẩm, đường cát. Chúng hoạt động bằng nhiều phương thức, thủ đoạn, công tác chống buôn lậu của các lực lượng chức năng trở nên khó khăn hơn.

 Mới đây, một đường dây buôn lậu đường cát vừa bị lực lượng Đặc nhiệm Biên phòng miền Nam phối hợp với đồn biên phòng Vĩnh Ngươn (An Giang) triệt phá. Sau cuộc rượt đuổi quyết liệt, tổ công tác của Đoàn đặc nhiệm Biên phòng miền Nam đã bắt giữ được chiếc ghe vừa vượt biên giới Campuchia. Hai đối tượng điều khiển phương tiện lợi dụng trời tối, mưa to đã bỏ phương tiện, hàng hóa trốn thoát, theo VTV.vn thông tin.
Đặc nhiệm Biên phòng miền Nam triệt phá đường dây buôn lậu 'ăn theo mùa nước nổi'
Buôn lậu ăn theo mùa nước nổi. Ảnh minh họa

Theo Ông Nguyễn Thế Anh - Đoàn Trường Đoàn đặc nhiệm Biên phòng niền Nam cho biết, chuyên án đã được thành lập và sau thời gian theo rõi điều tra làm rõ đường dây buôn lậu này do một chùm buôn lậu lớn ở Thị Xã Châu đốc cầm đầu. 6h sáng ngày 18/8, Chiếc ghe chở hàng hóa được đưa về cơ quan chức năng toàn bộ ghe được phủ quần áo cũ, bên dưới là đường cát trắng Thái Lan.

Tuyến biên giới An Giang, đặc biệt là khu vực Vĩnh Ngươn, luôn là điểm nóng về buôn lậu đường cát, thuốc lá từ Campuchia vào Việt Nam, hoạt động bất kể ngày đêm. Bằng thủ đoạn chất quần áo cũ, mặc dù chưa kiểm đếm nhưng cơ quan chức năng ước tính gần 20 tấn đường cát trắng Thái Lan trên ghe. Điều đáng nói, toàn bộ số đường cát bị bắt giữ đợt này đã được các đối tượng thay vỏ bao từ Campuchia.

Vì vậy, nếu không bắt được quả tang ngay tại biên giới thì chỉ cần đi thêm 500m nữa thôi thì toàn bộ số hàng này bằng một cách nào đó sẽ được chủ hàng cung cấp toàn bộ giấy tờ hóa đơn có liên quan.

Cùng với đó, Đồng Tháp cũng được coi là điểm nóng buôn lậu mùa nước nổi. Các cánh đồng khu vực biên giới xã Thường Thới Hậu B, huyện Hồng Ngự, đã ngập sâu. Các nhóm buôn lậu vì vậy dùng xuồng máy chạy băng đồng, né chốt kiểm tra trên bờ, đưa hàng đến điểm tập kết. Theo chân các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng mới thấy được việc ngăn chặn buôn lậu ngay tại biên giới thật sự là cuộc chiến gay gắt.

Trong quá trình mật phục trên cánh đồng ngập nước, Đội đặc nhiệm Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đồng Tháp phát hiện 2 đối tượng dùng xuồng nhỏ, vận chuyển thuốc lá. Sau tiếng súng hiệu, 2 mũi đánh bắt lao lên tiếp cận đối tượng. Phát hiện lực lượng chức năng, 2 đối tượng nhanh chóng lao xuồng vào bui rậm ven bờ và tẩu thoát, để lại hiện trường 1.500 gói thuốc lá nhập lậu cùng một xuồng máy.

Từ đầu năm 2018 đến nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đồng Tháp đã chặn bắt 114 vụ buôn lậu, khởi tố 4 đối tượng, thu giữ hàng hóa với tổng giá trị trên 1,1 tỷ đồng. Còn tính riêng từ đầu mùa nước nổi, đã ngăn chặn 6 vụ buôn lậu, thu giữ 5.000 gói thuốc lậu cùng 1 tấn đường cát Thái Lan.

Để góp phần “hạ nhiệt” tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, cơ quan chức năng đã phối hợp chặt chẽ với các đồn Biên phòng, các ngành, các cấp chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để nhân dân biên giới hiểu rõ tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng; nâng cao ý thức đấu tranh tự bảo vệ quyền lợi cho chính mình, không tiếp tay cho buôn lậu, tích cực tố giác tội phạm.

Đồng thời, các đơn vị tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ biên phòng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, kiểm soát, mật phục ngăn chặn buôn lậu; chủ động xác lập chuyên án đấu tranh triệt phá tận gốc các đường dây buôn bán, vận chuyển hàng cấm từ nước ngoài vào nội địa.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Đặc nhiệm Biên phòng miền Nam triệt phá đường dây buôn lậu 'ăn theo mùa nước nổi'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO