Cương quyết di dời linh vật ngoại lai: Cần hiểu biết để tránh "lệch chuẩn" văn hóa

Hoàng Lân/HNM| 20/12/2017 18:18

Hôm nay (20-12), Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã sơ kết 3 năm thực hiện Công văn số 2662/BVHTTDL - MTNATL của Bộ VH,TT&DL về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Vấn đề này đã được xới lên từ nhiều năm nay khi mà tại nhiều di tích của Việt Nam đã sử dụng những linh vật lạ như sư tử đá, tỳ hưu… do hiểu biết sai lệch của cả những người quản lý di tích.

* Hà Nội từng “báo động đỏ” về linh vật ngoại lai trong di tích

Theo báo cáo của Thanh tra Bộ VH,TT&DL, năm 2014, Thanh tra Bộ phối hợp với Cục Di sản văn hóa thành lập Đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra tại 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên với 35 di tích xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt. Kết quả, có 22 di tích sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật lạ trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam (Sư tử đá, nghê đá, đèn đá, lọ hoa, đèn thờ, tượng quan âm bạch y, lọ lục bình, cá chép nhả ngọc...) như: Chùa Gia Quất (Hà Đông, Hà Nội); Đền Tiên La (Thái Bình), Đền Trần (Thái Bình); Phủ Vân Cát, Phủ Tiên Hương, - Quần thể Di tích Phủ Dày (Nam Định), đền Thánh Nguyễn (cố đô Hoa Lư, Ninh Bình)... 
Cương quyết di dời linh vật ngoại lai: Cần hiểu biết để tránh
Hà Nội cương quyết di dời sư tử đá ra khỏi khu di tích.

Riêng tại Hà Nội, địa phương có khối lượng di tích lớn nhất cả nước với 5.922 di tích, từng là “điểm nóng” của vấn đề sử dụng linh vật ngoại lại. Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội cho biết, những năm trước đây, nhất là hơn 10 năm trở lại đây, ở nước ta đã có phong trào cung tiến ồ ạt các hiện vật lạ vào các chùa chiền, đền miếu... Năm 2014, theo khảo sát của Sở, số quận, huyện có hiện vật “lạ” là: 28/30, tổng số sư tử đá có ở di tích: 435 sư tử đá và hiện vật. 

Sở VH-TT Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện di dời những linh vật này ra khỏi di tích. Đến tháng 10-2017, thì mới có 21/30 quận, huyện, thị xã về việc tổ chức di dời hiện vật không phù hợp ra khỏi khuôn viên di tích. Trong đó có 3 quận, huyện: Mỹ Đức, Long Biên và Thanh Trì đã hoàn thành việc di chuyển các hiện vật theo thống kê ra ngoài khuôn viên di tích. Các quận huyện: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Đống Đa, Hoài Đức, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Mê Linh, Quốc Oai, Thanh Oai, Tây Hồ, Thanh Xuân, Thường Tín, Sơn Tây, Ứng Hòa đã tổ chức vận động, di dời được 180 linh vật lạ, hiện vật không truyền thống, cụ thể: 104 sư tử đá; 12 nghê đá; 12 tượng Quan Âm bạch y và 67 hiện vật không truyền thống.

Không chỉ tại Hà Nội mà tại các địa phương khác có di tích đặc biệt có nhiều di tích đền chùa như Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh… cũng từng gặp hiện tượng “loạn” linh vật trong di tích. Tại Lào Cai, công tác kiểm tra 14 di tích trên địa bàn 4 huyện của tỉnh đã phát hiện 115 hiện vật đưa vào bài trí trong di tích khi chưa có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tại Thanh Hóa, kiểm tra tại 19 di tích trên địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố đã phát hiện 471 hiện vật lạ; tại Bắc Ninh sau khi kiểm tra địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố, có 85 di tích với 199 hiện vật lạ chủ yếu là sư tử đá…

Thực trạng này đã dấy lên nhiều mối lo ngại về việc “lệch chuẩn” văn hóa trong các di tích, những nơi thờ tự của Việt Nam mà theo như lời của ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội thì đó là sự “quan ngại về một cuộc xâm lăng, lai căng văn hóa”.

* Nghê Việt với chuẩn mực về tín ngưỡng Việt


Sau 3 năm thực hiện Công văn số 2662/BVHTTDL – MTNATL của Bộ VH,TT&DL về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, việc di dời những linh vật ngoại lai ra khỏi di tích đã có nhiều chuyển biến, số lượng lớn linh lạ được chuyển đi. Đặc biệt, trào lưu sử dụng sư tử đá để trang trí nội, ngoại thất ở các gia đình, trụ sở công ty, nơi làm việc… gần như không còn nữa. 
Cương quyết di dời linh vật ngoại lai: Cần hiểu biết để tránh
Mẫu nghê Việt đã được nhiều nơi áp dụng thay thế.

Dù vậy, các cơ quan quản lý văn hóa tại nhiều địa phương vẫn nhận định, công tác phát hiện, di dời, xử lý những sinh vật ngoại lại trong di tích còn nhiều bất cập, khó khăn. Một trong những lý do căn bản nhất là những người quản lý di tích chưa phân biệt được tượng, hiện vật ngoại lai với các sản phẩm truyền thống của Việt Nam.

Trong buổi thảo luận diễn ra vào ngày 20-10, đại diện Sở VH-TT các tỉnh cùng chung đề nghị Bộ VH,TT&DL sớm cung cấp tài liệu nhận diện về linh vật “chuẩn” của Việt Nam. Hiện nay Cục Mỹ thuật và Nhiếp ảnh Việt Nam đã có hình ảnh hướng dẫn linh vật chuẩn của văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam là mẫu “Nghê Việt”. Ngày 19-12 vừa qua, TS Trần Hậu Yên Thế, người có nhiều năm nghiên cứu linh vật Việt đã cho ra mắt bộ sách ảnh về Nghê Việt, đây được xem là nguồn tài liệu chuẩn mực về hình ảnh linh vật Việt để các nhà quản lý di sản có thể đối chiếu với những linh vật ngoại lai.

Theo TS Trần Hậu Yên Thế, đầu sư tử Trung Quốc phần nhiều cúi gằm xuống, trái lại, tuyệt đại đa số Nghê Việt là ngước lên hoặc ghếch mặt lên trời. Cách bài trí của nghê và sư tử cũng rất khác nhau. Tượng sư tử hướng ra ngoài, mặt đối diện với hướng người đi vào, hướng của nghê chầu hai con luôn ngoảnh mặt vào nhau. Tư thế ngồi chầu của nghê Việt khá nhất quán trong tuyệt đại đa số các di tích từ Bắc vào Nam.

TS Trần Hậu Yên Thế khẳng định, việc sử dụng linh vật tại các di tích, di sản cần phải được chuẩn chỉnh lại bởi nó không chỉ thể hiện tinh thần, hồn cốt của văn hóa Việt mà còn tránh sự lệch lạc trong hiểu biết văn hóa đối với người dân.

Thời gian tới, Bộ VH,TT&DL tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và cương quyết hơn trong việc di dời linh vật ngoại lai, sản phẩm lạ ra khỏi các di tích, thay thế vào đó là những mẫu linh vật Việt.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương giáo viên tiêu biểu, học sinh giỏi năm 2024 - 2025
    Chiều 19/5, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên tiêu biểu và học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia và quốc tế năm học 2024 - 2025.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động ý nghĩa
    Hòa chung không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động điểm nhấn, quảng bá hình ảnh Thủ đô và liên kết với các địa phương để phát triển du lịch Thành phố nói riêng, đất nước nói chung.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cương quyết di dời linh vật ngoại lai: Cần hiểu biết để tránh "lệch chuẩn" văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO