Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Tương lai nào cho báo chí văn nghệ?

Bùi Việt Thắng| 21/06/2018 08:33

Theo quan điểm duy vật biện chứng thì vật chất quyết định ý thức, tồn tại xã hội quyết định tinh thần xã hội. Văn hóa phát triển không theo chiều tỷ lệ thuận với nền tảng kinh tế xã hội. Nó có quy luật nội tại và có tính độc lập tương đối với cơ sở hạ tầng. Lịch sử nhân loại đã chứng minh quy luật này.

Quy luật nội tại 

Theo quan điểm duy vật biện chứng thì vật chất quyết định ý thức, tồn tại xã hội quyết định tinh thần xã hội. Văn hóa phát triển không theo chiều tỷ lệ thuận với nền tảng kinh tế xã hội. Nó có quy luật nội tại và có tính độc lập tương đối với cơ sở hạ tầng. Lịch sử nhân loại đã chứng minh quy luật này.

Từ thực tiễn xã hội Việt Nam hơn 30 năm sau Đổi mới (1986), tăng trưởng kinh tế đáng lạc quan, thu nhập bình quân đầu người hơn 2000 USD/ năm (2017), là con số biết nói. Nhìn bề ngoài đời sống của người dân có nhiều thay đổi khi nơi nơi khu đô thị mới mọc lên, hàng triệu ô tô đắt tiền được nhập khẩu, người người đi du lịch và chữa bệnh nước ngoài, sắm điện thoại thông minh... Tuy nhiên, nhìn sâu vào thì vẫn còn đó biết bao nỗi băn khoăn trước những hiện tượng văn hóa, giáo dục, đạo đức, môi trường đang xuống cấp trầm trọng.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Tương lai nào cho báo chí văn nghệ?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Tương lai nào cho báo chí văn nghệ?
Cách nay cả 700 năm, khi đó chắc chắn nền kinh tế Việt Nam có thể còn chưa “đỉnh” nhưng văn hiến - văn minh - văn hóa - văn chương lại ở điểm cực thịnh. Trong Đại cáo bình ngô Nguyễn Trãi đã hào sảng viết “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Những truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp cha ông từng căn cơ xây dựng hàng nghìn năm dường như đang bị giảm thiểu trầm trọng, đáng báo động. Tham nhũng thực sự đang là nạn “nội xâm”, cùng với nguy cơ ngoại xâm rình rập khiến cho cuộc sống của hơn 90 triệu người dân mới chỉ có hòa bình nhưng chưa có thanh bình. Tăng trưởng kinh tế bằng mọi cách khiến cho văn hóa, đặc biệt môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Văn hóa không còn được coi là “tay phanh”, trong khi “tay ga” (kinh tế) thì tăng liên hồi kỳ trận. Vậy nên cuộc cách mạng 4.0 với những cơ hội và thách thức của nó có thể tạo ra nhiều hệ lụy xã hội như nạn thất nghiệp sẽ tăng cấp số nhân khi “cách mạng số” thượng phong. Nhiều thách thức có tính toàn cầu, đặc biệt Việt Nam vốn có ưu thế đã tỏ ra thất thế với nguồn lực lao động dồi dào, trẻ và rẻ đang cần sắp xếp lại. Nhưng cần nhớ một quy luật “Văn hóa soi đường quốc dân” (lời Hồ Chủ tịch) chứ không phải nhất nhất kinh tế soi đường quốc dân.

Trong số hơn 800 ấn phẩm báo chí hiện nay của Việt Nam, số trực diện làm văn nghệ không nhiều (chỉ khoảng 1/10), nhưng số liên quan đến văn nghệ thì chiếm đa số. Sẽ có không ít người băn khoăn về tương lai của báo chí văn nghệ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Con người vẫn là trung tâm thế giới

“Văn học là nhân học”, suy rộng ra “Văn hóa - văn nghệ là nhân học”. Nêu lại định đề này chắc có không ít người cho rằng “xưa rồi Diễm ơi!”. Kỹ thuật, máy móc, số hóa, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo... nghĩa là tất cả những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể đưa con người tới những hành tinh mới ngoài hệ mặt trời, có thể làm chủ đại dương bao la, có thế chinh phục Bắc cực, có thể làm nên nhiều kỳ tích khoa học - kỹ thuật chưa từng thấy, có thể tạo ra của cải dư thừa cho cả hành tinh hơn 7 tỷ người. 

Nhưng “thức ăn tinh thần” cho con người thì luôn luôn thiếu, cung không bao giờ đủ cầu. Văn học nghệ thuật mãi mãi là một cuộc khám phá bất tận của con người về tự nhiên và chính bản thân. Lẽ sống của con người từ xưa tới nay là tự do - bình đẳng - bác ái. Con người không bao giờ thôi khao khát đạt tới Chân - Thiện - Mỹ. Văn hóa - văn nghệ đi tìm cái đẹp trong đời sống. Phê bình đi tìm cái đẹp trong nghệ thuật - văn chương.

Sách văn nghệ đến với công chúng chậm hơn báo chí văn nghệ một nhịp, có khi hơn một. Nhưng dù chậm hay nhanh nếu xét về tiến độ, tốc độ, nhịp độ thì cả sách, cả báo chí văn nghệ đều phụng sự một nhiệm vụ cao cả - giúp con người nhận thức chân lý và tự hoàn thiện mình. Song chân lý thì chỉ có thể tiệm cận. Vì thế sách, báo văn nghệ phải luôn luôn kiên trì sứ mệnh thiêng liêng của mình - thượng tôn sự thật, cái đẹp, lẽ công bằng, tình bác ái và tự do cho con người (Tự do - hai tiếng ngọt ngào).

Internet, mạng xã hội đang ngự trị trong đời sống xã hội. Thành phố thông minh, ngôi nhà thông minh, điện thoại thông minh... không thể thay thế được trí thông minh của con người trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ. Bởi vì con người, dù chỉ là “cây sậy yếu đuối biết suy nghĩ” nhưng có trái tim, tâm hồn, tâm linh. Máy móc dù hiện đại đến hơn cả thời cách mạng công nghiệp 4.0 cũng bó tay trước con  người. Hai tiếng CON NGƯỜI vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao. Chữ CON NGƯỜI viết hoa máy móc không thể tạo ra.

Nếu ai đó lo lắng rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ khiến cho báo chí văn nghệ rơi vào thế tụt hậu, lép vế, thúc thủ thì có lẽ chưa thấu triệt bản chất của các hoạt động tinh thần của con người, trong đó sáng tạo văn hóa - văn nghệ là hoạt động tinh thần cao nhất, tinh hoa nhất, linh diệu nhất. Không có bất kỳ cuộc cách mạng công nghiệp nào có thể tạo nên Kinh Thánh Truyện Kiều (như là “Kinh Thánh của người Việt”, ít nhất hơn 200 năm nay). Máy phát hiện nói dối của Mỹ chế ra cách nay đã lâu tỏ ra bất lực trước con người. Con người mãi mãi là một ẩn số mà máy móc không thể nào giải mã. Chỉ có văn hóa - văn nghệ tinh hoa, đỉnh cao mới khai mở được bí mật tâm hồn con người. Báo chí văn nghệ trong thế trận chung của văn hóa, như tôi hiểu, là người lính xung kích, trinh sát viên luôn đi đầu, luôn đứng mũi chịu sào, tiếp cận đối tượng (con người và cuộc sống) nhanh nhất, trực diện, nhạy bén, nhạy cảm nhất, hiệu quả nhất. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cũng như hai chuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc, báo chí văn nghệ đã xứng đáng đứng vào hàng ngũ những người lính tiên phong, đem ngòi bút chính nghĩa của mình phò chính trừ tà, phát hiện vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh sống khốc liệt.

Văn hóa của người Việt và chất lượng báo chí văn nghệ 

Vì sao có tình trạng báo chí văn nghệ bị coi là tụt hậu, lạc nhịp, bị công chúng quay lưng, thờ ơ? Có nhiều nguyên nhân. Trước hết, phải thẳng thắn thừa nhận rằng không ít người viết ỉ vào internet, mạng xã hội, nên đã tự giam mình trong “tháp ngà”. Không ít người “chui sâu leo cao” vào facebook (một ngày những mấy giờ liền) nên những gì họ viết ra đều thuộc thế giới “ảo”. Nghĩa là thiếu chất sống, thiếu hơi thở đời sống. Cái phương châm “sống đã rồi hãy viết” bị coi là lạc hậu. Không ít người viết coi sáng tác văn nghệ (trong đó có văn chương) là một “trò chơi vô tăm tích”. Không ít người đắm đuối với những bộ xiêm áo mới nhập cảng (hậu hiện đại là một ví dụ). Không ít người gác trang/ mục văn hóa văn nghệ trên các báo chí nhưng không được đào tạo cơ bản, thường làm tay ngang. Một tờ báo sống được là nhờ cộng tác viên “ruột”, trung thành, đôi khi đến mức “tuẫn tiết”. Nhưng hiện nay tình trạng “ăn đong” diễn ra khó khắc phục. Báo chí văn nghệ với cơ chế hiện nay đang mất công chúng, đang mất cộng tác viên giỏi mà không có cách cứu vãn.

Còn lại không nhiều người trụ hạng với với báo chí văn nghệ. Nhưng chính họ cũng thiếu thốn đủ thứ. Cái thiếu lớn nhất là căn cốt văn hóa. Một tờ báo nọ gần đây có bài viết ca ngợi hoa hậu chuyển giới Việt Nam đăng quang trong  một cuộc thi ở Thái Lan. Tác giả bài báo là người của bản báo. Nhiều độc giả ngạc nhiên khi hoa hậu chuyển giới được phóng viên văn nghệ báo X ca tụng như là hiện tượng/ thành tựu văn hóa dân tộc (?!). Viết thế nên có người hài hước mà nói rằng từ nay xin bỏ nghề phóng viên văn hóa - văn nghệ để chuyển sang làm phóng viên kinh tế (!?). Trong sự thiếu thốn căn cốt văn hóa của không ít người làm phóng viên văn hóa  - văn nghệ báo chí hiện nay là khả năng làm chủ tiếng Việt. Cái gì khó là họ nhờ “Ông GU - GỒ”. Nhưng nên nhớ “ông” này nhiều khi cũng sai (vì vẫn phải nhờ một người nào đó soạn thảo). Nếu ứng xử như một phương diện của văn hóa thì ứng xử với tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt - cũng là một thước đo văn hóa của người viết.

Suy cho cùng chất lượng báo chí văn nghệ tùy thuộc vào văn hóa của người viết. Văn hóa của người viết cao hay thấp không tùy thuộc tuyệt đối vào thành tựu của “ÔNG 4.0”. Nếu quá kỳ vọng vào số hóa, tự động hóa, một ngày nào đó văn hóa - văn nghệ sẽ như một cánh đồng khô hạn, thiếu nước ngọt. Tức thiếu con người có trái tim, tâm hồn, tâm linh, số phận... 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tháng 4 này sẽ diễn ra chuỗi sự kiện điện ảnh “Như trăng trong đêm”
    Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức, năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn", diễn ra từ 17 - 27/4.
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • GRDP Thủ đô Hà Nội tăng cao nhất trong 5 năm gần đây
    Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025 của Cục Thống kê Thành phố Hà Nội vừa công bố, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố quý I/2025 ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao trong 5 năm gần đây. Điều này tạo đà cho Hà Nội sẽ đạt mức tăng trưởng 8% trở lên theo mục tiêu của Thành phố và của Chính phủ giao.
  • Sôi nổi giải bơi chải tại lễ hội Đền Hùng
    Giải Bơi chải Việt Trì mở rộng năm Ất Tỵ 2025 trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 thu hút hàng trăm người dân tập trung theo dõi.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
  • Hang Sơn Đoòng được bình chọn vào top điểm đến siêu thực trên thế giới
    Tạp chí du lịch Wanderlust (Anh) cuối tháng 3 xếp hang Sơn Đoòng của Việt Nam vào danh sách 9 điểm đến "siêu thực" trên thế giới.
  • Khai mạc Lễ hội truyền thống làng Lực Canh năm 2025
    Ngày 5/4, UBND xã Xuân Canh và nhân dân thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức Lễ hội truyền thống Làng Lực Canh năm 2025.
  • Công nhận Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù là di tích lịch sử cấp Thành phố Huế
    Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù (thị xã Hương Thủy, TP Huế) gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Phù Bài từ thế kỷ XVI được công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành phố Huế.
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
    Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025) và gần 20 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, từ 17/4 đến ngày 20/4//2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
  • "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới"
    Sau thành công ấn tượng từ cuốn sách "Chip War - Cuộc chiến vi mạch" của tác giả Chris Miller, Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả cuốn sách: "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới" của Parmy Olson - một trong những nhà báo công nghệ hàng đầu thế giới, người đã có những đóng góp nổi bật trong việc phân tích và khám phá các xu hướng công nghệ toàn cầu.
  • Thủ đô Hà Nội sẵn sàng đồng hành với “xứ Trà” Thái Nguyên phát triển du lịch
    Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, chia sẻ, sự liên kết, phối hợp giữa Thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch hai địa phương. “Du lịch Hà Nội cam kết không ngừng tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động phát triển du lịch, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của các địa phương và cả nước” – ông Hiếu nhấn mạnh thêm.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Tương lai nào cho báo chí văn nghệ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO