Cúng cô hồn vào ngày, giờ nào là tốt nhất?

KTĐT| 08/08/2021 10:50

Hằng năm, cứ vào dịp tháng 7 Âm lịch, chúng ta lại nhắc nhiều tới lễ cúng cô hồn. Vậy cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào? Mâm cúng cô hồn tháng 7 cần chuẩn bị những gì?

Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào?

Người Việt tin rằng, con người ai cũng có phần xác và phần hồn. Khi chết đi, phần xác sẽ trở về với cát bụi và coi như không còn tồn tại nhưng phần hồn thì vẫn còn đó. Linh hồn này đi đâu, về đâu đều phụ thuộc vào nghiệp mà người đó từng tạo khi còn sống.
Theo đó, nếu khi sống mà làm nhiều điều thiện thì người đó sẽ sớm được đầu thai kiếp khác. Ngược lại, nếu sống không lương thiện, tạo nhiều nghiệp ác thì linh hồn của người đó sẽ không thể siêu thoát mà vất vưởng ở trần gian. Hoặc có những người chết mà không được cúng bái đàng hoàng cũng sẽ vất vưởng và trở thành "cô hồn".
Người xưa quan niệm rằng 15 tháng 7 Âm lịch là giới hạn của kỳ "mở cửa" Quỷ Môn Quan, sau ngày này thì người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng nữa nên có thể cúng cô hồn từ ngày 2 tháng 7 Âm lịch. Việc cúng cô hồn nên thực hiện từ ngày mùng 2 cho tới trước 12h trưa ngày 15 tháng 7. Tuy nhiên, có một lưu ý là tháng 7 âm lịch còn có lễ Vu Lan báo hiếu, vì vậy trước khi tiến hành lễ cúng cô hồn thì các gia đình phải làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước (Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc của Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA).
Cúng cô hồn tháng 7 ở đâu?
Lễ cúng cô hồn bắt buộc phải làm ngoài nhà, cúng ở ngoài trời hoặc trước cửa nhà, vỉa hè, ngã ba, cổng làng…, tuyệt đối không làm lễ cúng cô hồn trong nhà bởi theo quan niệm của người xưa làm thế sẽ rước vong vào nhà.
Cúng cô hồn vào giờ nào?
Lễ cúng cô hồn thường được diễn ra vào giờ Dậu (17 - 19 giờ), lý do là bởi người ta tin rằng các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời mà theo thuyết ngũ hành âm dương, giờ Dậu là thời điểm nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn mới ăn uống được. Còn ban ngày nhiều ánh sáng sẽ làm các linh hồn bị hồn xiêu, phách tán, yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời, không thụ hưởng lễ vật được.
Ý nghĩa của lễ cúng cô hồn
Cúng cô hồn là một nét văn hóa dân gian đẹp, có tính chất nhân văn. Trước tiên, tục cúng cô hồn có ý nghĩa nhân đạo, bởi dân gian tin rằng vào dịp này, những vong hồn bơ vơ đói rét không được ai thờ cúng sẽ được "ăn uống no nê". Thứ hai là, vào dịp này nơi nơi đều làm lễ cầu siêu nên các cô hồn "về" dương gian sẽ có cơ hội nghe tụng kinh niệm Phật, hiểu thêm lẽ sống ở đời để khi về âm giới thì ăn năn hối lỗi, tu học để được chuyển kiếp, không bị bơ vơ đói khát nữa.
Bài văn khấn cúng cô hồn
Kính lễ mười phương tam bảo chứng minh
Hôm nay ngày... (Âm lịch) Chúng con tên...
Ngụ tại số nhà...
Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, kỳ an gia trạch, kỳ an bổn mạng
Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.
Kính thỉnh: Cô hồn xuất tại côn lôn
Ở tam kì nghiệp, cô hồn vô số
Những là mãn giả hằng hà
Đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn nhỏ
Ôi! Âm linh ơi,cô hồn hỡi
Sống đã chịu một đời phiền não
Chết lại nhờ hớp cháo lá đa
Thương thay cũng phận người ta
Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu
Đàn cúng thí vâng lời Phật dạy
Của có chi, bát nước nén nhang
Cũng là manh áo thoi vàng
Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên
Ai đến đây dưới trên ngồi lại
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu
Phép thiêng biến ít thành nhiều
Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh
Phật hữu tình từ bi tế độ
Chớ ngại rằng có có không không
Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng
Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.
Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạt đát tha nga đa, phà lồ chí đế án tam bạt ra, tam bạt ra hồng (3 lần)
Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng á (3 lần).
Mâm cúng cô hồn
Mâm cúng cô hồn mang ý nghĩa làm phúc, sẽ gồm những lễ vật sau:
- Hương, hoa, đèn
- Gạo, muối, nước lã
- Bánh đa, bỏng, ngô rang, ngô luộc, khoai lang luộc, trứng luộc
- Kẹo bánh
- Xôi chè
- Cháo hoa
- Vàng mã, tiền giấy, quần áo chúng sinh
Ngoài ra ở một số vùng miền, mâm cúng cô hồn có thêm một số món mặn. Nếu không có điều kiện chuẩn bị mâm cúng cô hồn đủ đầy như trên, sau khi hoàn thành lễ cúng Phật và gia tiên, các gia đình có thể lấy chút gạo và muối trộn cùng nhau, sau đó ra ngoài cửa và rắc 4 phương 8 hướng, như một nghi thức bố thí, làm phúc cho chúng sinh.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Cúng cô hồn vào ngày, giờ nào là tốt nhất?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO