Từng ngà y từng giử, những người lính biên phòng đối đầu với thời tiết khắc nghiệt của rừng cao núi thẳm, với những kẻ thù giấu mặt, giữ bình yên cho từng là ng bản hẻo lánh, giữ chủ quyửn Tổ quốc trên từng cột mốc biên cương... Kỷ niệm 50 năm Ngà y truyửn thống bộ đội biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2009), chúng tôi tìm đến họ, những người lính gán với cao nguyên đá trập trùng can trường, với lòng dũng cảm còn can trường hơn đá núi.
Người giữ mà u cử luôn đử thắm
Trong lúc chuyện trò với trung tá Nông Minh Thạch - phó đồn trưởng đồn biên phòng Lũng Cú, chúng tôi mới hay lá cử Tổ quốc chiửu dà i 9m, chiửu rộng 6m, diện tích 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em sinh sống trên dải đất chữ S nà y. Trung tá Thạch bảo: Cử treo lên gặp ngà y gió quẩn, lá cử bị cuốn và o thân cột, khi đó nhiệm vụ của tổ công tác biên phòng đóng quân ở chân cột cử phải trèo lên gỡ lá cử cho khửi bị quấn. Việc ngỡ như đơn giản ấy hóa ra không đơn giản chút nà o trên độ cao đỉnh cột, và gió cứ hun hút rà n rạt như muốn thổi bay người lính. Chăm lo cho lá cử đử sao và ng trên điểm cao cực bắc Tổ quốc là nhiệm vụ của đội công tác cột cử Lũng Cú trực thuộc đồn: kéo cử, thay cử, chà o cử....
Công việc chăm cử ở độ cao ấy không phải ai cũng là m được. Trong đội công tác ở cột cử Lũng Cú chỉ có hai người đảm đương, thiếu úy Nguyễn Hữu Nam và trung úy Nguyễn Vũ Quử³nh, Nam là người trực chính. Đồn biên phòng Lũng Cú mang tên Lũng Cú nhưng lại đóng trên địa bà n xã Ma Lé, muốn và o đến đỉnh Lũng Cú phải đi thêm một quãng đường khá xa. Trước khi lên đỉnh, chúng tôi và o nơi đóng quân của đội công tác biên phòng ở đây tìm gặp thiếu úy Nguyễn Hữu Nam.
Đã gần cuối tháng hai, năm nay hoa xuân trên biên cương nở muộn gần một tháng so với tết âm lịch. Ngồi trò chuyện với thiếu úy Nam ngay trên khoảng sân rụng đầy hoa, dưới sắc nắng nhẹ đầu xuân, chúng tôi ngước nhìn lên phía lá cử Tổ quốc căng gió phần phật. Hình ảnh lá cử Tổ quốc reo bay ở nơi cực bắc nà y mang đến cái cảm giác rất lạ. Nó khác với cảm giác khi đứng ở mốc tọa độ mũi Cà Mau cực nam, cũng khác với sự cảm động nghẹn ngà o khi gặp lá cử trên những hòn đảo giữa trùng khơi xa xôi. Cái ấn tượng vừa thiêng liêng, vừa kiêu hãnh ấy đã khiến chúng tôi cùng với Nam vội vã lên cột cử.
Chiến sĩ đồn biên phòng Lũng Cú đang gấp cử
Trước khi được xây dựng kiên cố và o năm 2000, cột cử Lũng Cú được là m bằng gỗ của một thân cây sa mộc cũng cao tương đương cột cử hiện nay. Từ độ cao 1.535m của đỉnh Lũng Cú đột khởi giữa cánh đồng Thèn Pả, cột cử với tháp hình sáu cạnh cao 12m, cộng thêm 7m của cột là m cán cử là 19m. Chiửu rộng lá cử 6m, dà i 9m như một ngọn lửa rực cháy tin yêu và kiêu hãnh nơi địa đầu đất nước.
Ngồi dưới chân cột cử, Nam kể tháng nà o thời tiết đẹp, gió nắng vừa phải thì khoảng hơn hai tuần đã phải thay một lá cử mới, còn gặp mùa mưa rét, gió giật xé thì có khi cử vừa treo hai ba hôm đã phải thay. Mỗi năm đồn Lũng Cú nhận hai đợt cử, mỗi đợt mười lá, ngà y đẹp trời bù ngà y mưa rét, như vậy cứ một tháng thay cử hai lần. Giữ cho cử Tổ quốc trên đỉnh Lũng Cú nà y luôn đử thắm, luôn bửn bỉ là nh lặn, luôn tung bay là nhiệm vụ của anh em ở đội công tác cột cử.
Tiếng trống ở đất địa đầu
Mỗi ngà y mưa cũng như nắng, mùa hạ như mùa đông, đửu đặn leo lên 286 bậc đá, dùng ống nhòm săm soi xem cử có bị gió xé, bị cuốn và o thân cột. Khi gió cuốn cử và o thân cột, Nam luôn là người leo lên để gỡ cử ra. Nhưng độ cao như thế, sức gió như thế không dễ để gỡ. Cử cuốn chặt và o cột cũng khó để hạ xuống. Công việc ngỡ như giản đơn, thầm lặng ấy lại là cả một sự khéo léo dũng cảm, bửn bỉ mà không phải ai cũng hiểu được.
Ấy vậy mà khi nhìn lên lòng tháp cột cử với những bậc thang là những thanh sắt hình chữ U cắm sâu và o bêtông, muốn lên đỉnh phải bám và o từng bậc thang dựng đứng, rồi lên đến mái tháp để chăm cử trong gió mạnh, chúng tôi tử ý khâm phục thì Nam lại cười hiửn: Cũng bình thường thôi, ở đây có hai anh em chịu được độ cao của đỉnh cột. Hôm nà o tôi có công việc đột xuất thì anh Quử³nh thay. Nam quê Ba Vì, Hà Tây (nay là Hà Nội) gắn bó với Lũng Cú mấy năm nay. Nam và Quử³nh cùng có vợ là giáo viên đang dạy ở địa bà n biên giới.
Thật xúc động khi biết rằng những lá cử Tổ quốc ở cột cử Lũng Cú sau khi hoà n thà nh nhiệm vụ, đã phai mà u vì nắng mưa, bị rách vì gió xé sẽ được dà nh tặng lại cho những đoà n khách đặc biệt lên đây. Và được mang theo vử một kỷ vật là lá cử Tổ quốc đã từng tung bay trên địa đầu cực bắc đất nước quả không thể có gì thiêng liêng hơn.
Từ đỉnh Lũng Cú, phóng tầm mắt vử phía bắc sẽ thấy các bản Lô Lô Chải, Seo Lủng..., đó là điểm tận cùng giáp đường biên. Hôm là m việc ở Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Hà Giang, thượng tá Trần Văn Cần, trưởng phòng vận động quần chúng, một lão là ng đã có thâm niên trên tuyến biên cương Đồng Văn - Lũng Cú, cho biết một nhân vật rất hay ở Lô Lô Chải là cụ Và ng Dĩ Sinh, chủ tịch huyện Đồng Văn cách nay mấy chục năm, một pho sử sống của vùng biên ải cực bắc.
Cột cử Lũng Cú nhìn từ xa
Lũng Cú, có người giải thích rằng trong tiếng Mông có nghĩa là thung lũng ngô vì trên đá núi nà y cây ngô gắn bó với người Mông. Nhưng chúng tôi thích cách giải thích hơi chữ nghĩa một chút rằng Lũng Cú chính là Long Cổ - nghĩa là trống của vua. Tương truyửn xưa kia vua Quang Trung (có sách chép là từ thời vua Lê Lợi) sau khi đánh tan quân xâm lược đã cho treo ở đây một cái trống đồng rất to để dùng tiếng trống ấy báo tin dữ tin là nh vử sự an nguy của biên ải.
Tiếng trống vang trên miửn biên viễn nà y khiến người dân như có thêm một điểm tựa tinh thần. Và bây giử ở bản Lô Lô Chải cũng có hai chiếc trống đồng huyửn thoại như thế đang được người dân nơi đây cất giữ như báu vật mà cụ Và ng Dĩ Sinh là một trong hai người giữ chiếc trống ấy.
Tiếng trống của cha ông từ thuở xưa và sắc đử lá cử Tổ quốc hôm nay bay hiên ngang trên bầu trời địa đầu là một lời nhắc nhở với cháu con vử chủ quyửn đất nước. Và chính những người lính biên phòng là những người đầu tiên nhận lãnh sứ mệnh thiêng liêng ấy, như một câu thơ của Thu Bồn chợt vang vọng trong chúng tôi khi đứng dưới cột cử Lũng Cú: Cho con biển rộng sông dà i/Cho con lườ¡i kiếm đã mà i nghìn năm...