Công tác tuyên truyền, trang trí hướng tới ngày bầu cử: Tạo khí thế hồ hởi trong toàn dân

KTĐT| 17/05/2021 08:56

Dọc các quốc lộ lớn của TP Hà Nội, như tuyến đường 32, đại lộ Thăng Long, đường Võ Nguyên Giáp, hay đi sâu vào từng ngõ, xóm tại huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ… từng pano, banner, poster, hồng kỳ, quốc kỳ, đuôi nheo... được trang hoàng khá bắt mắt. Công tác trang trí cổ động trực quan và tuyên truyền lưu động đang diễn ra khẩn trương, thể hiện không khí hồ hởi, vui tươi của toàn dân đón chào ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đa dạng các hình thức tuyên truyền
Còn chưa đầy một tuần nữa ngày hội của toàn dân, ngày toàn dân đi bầu cử (23/5), sẽ diễn ra trên khắp cả nước. Trước sự kiện hơn một tháng, đặc biệt từ sau 1/5, các địa phương trên địa bàn TP Hà Nội đã đồng loạt ra quân, tăng cường tuyên truyền cổ động trực quan và tuyên truyền lưu động về sự kiện này. Nhiều địa phương có cách làm sáng tạo về công tác trang trí tuyên truyền.
Trên đường vào khu vực bỏ phiếu số 5 phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) hệ thống banzon được dựng chắc chắn trên các khung giá cố định, tấm pano mang nội dung: “Sáng suốt lựa chọn những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyết tâm của Nhân dân bầu vào Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026”, “Ngày 23/5/2021 là ngày hội của toàn dân”… được thể hiện trang trọng ngay từ cửa vào các điểm bầu cử.
Sáng 15/5, ghi nhận tại các tuyến đường và các điểm bỏ phiếu gồm: Đường Hồ Tùng Mậu, Văn Tiến Dũng và điểm bỏ phiếu số 5 phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), đường Di Ái xã Di Trạch (huyện Hoài Đức), đường 32 Đức Thượng và điểm bỏ phiếu số 6 xã Song Phượng (huyện Đan Phượng), đường 32 đi qua thị trấn Phúc Thọ và điểm bỏ phiếu số 3 thôn Thuần Mỹ xã Trạch Mỹ Lộc (huyện Phúc Thọ)…, Đoàn kiểm tra số 3 Tiểu ban thông tin, tuyên truyền bầu cử TP Hà Nội đã đánh giá các địa phương đã vận dụng tốt các phương thức tuyên truyền từ đài truyền thanh phường, cổng thông tin điện tử quận, huyện cho đến bảng tin công cộng, tuyên truyền cổ động (pano, banner, poster, hồng kỳ, quốc kỳ, đuôi nheo...).
Trong đó, hệ thống truyền thanh cơ sở đã thể hiện rõ ràng vai trò của mình khi tham gia tích cực vào công tác thông tin, tuyên truyền bầu cử. Tại huyện Hoài Đức, Bí thư Huyện ủy Hoài Đức Nguyễn Xuân Đại cho biết, đến nay, huyện đã tổ chức tuyên truyền trực quan, lưu động về công tác bầu cử với 4 cụm cờ quây hồng kỳ, 18 cụm pano, 8 banzon, 360 cờ nheo, 100 cờ Đảng và Tổ quốc, 50 pano...
“Ngoài việc tuyên truyền trực quan, huyện còn thực hiện tuyên truyền thường xuyên, liên tục trên ứng dụng Zalo, Facebook và bản tin nội bộ của huyện, hệ thống bản tin điện tử tại các cơ quan, chung cư cao tầng trên địa bàn huyện” - ông Nguyễn Xuân Đại nhấn mạnh.
Bảo đảm các biện pháp phòng dịch
Tại điểm bỏ phiếu số 3 thôn Thuần Mỹ xã Trạch Mỹ Lộc (huyện Phúc Thọ), tổ trưởng Tổ bầu cử Cao Như Lai bày tỏ: “Trong các giai đoạn này, đài truyền thanh trên địa bàn thôn tăng tần suất phát thanh từ 5 buổi/ngày trở lên, kể cả dịp cuối tuần. Nội dung tuyên truyền là đưa tin về bầu cử, nhất là công tác bầu cử tại địa phương. Bên cạnh tuyên truyền bầu cử, thời lượng phát thanh còn dành cho tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19”. Ngoài ra, “hệ thống tuyên truyền lưu động được tận dụng tối đa cho sự kiện quan trọng này, nhưng chia theo quy mô nhỏ gọn để phòng dịch” - Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ cho biết thêm.
Bên cạnh kiểm tra công tác tuyên truyền cổ động trực quan, các đoàn Đoàn kiểm tra của Tiểu ban thông tin, tuyên truyền bầu cử TP Hà Nội còn đặc biệt nhấn mạnh đến biện pháp giãn cách, phân luồng, chia giờ bầu cử cho từng khu vực để tránh việc tập trung đông người, đảm bảo phòng chống dịch covid-19. Tại các thôn, các phường, các điểm bầu cử cũng cần xây dựng phương án đảm bảo quyền lợi bầu cử cho các cử tri đang thuộc diện F1, F2 sinh sống trên địa bàn.
Với vai trò là Trưởng đoàn kiểm tra số 3, là cơ quan thường trực về công tác trang trí tuyên truyền cổ động, chỉnh trang các khu vực bầu cử của TP, Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Trần Thế Cương đánh giá: “Qua đợt kiểm tra và giám sát theo dõi các đơn vị, chúng tôi đánh giá rất cao sự vào cuộc của người dân, đặc biệt là sự vào cuộc của ủy ban bầu cử quận huyện; xã, phường. Hướng dẫn của TP về công tác bầu cử được các cơ sở chấp hành nghiêm túc. Tất cả các hệ thống trang trí cờ hoa, hình thức tuyên truyền trực quan rất sinh động, tưng bừng; hứa hẹn ngày bầu cử 23/5 tới sẽ diễn ra tốt đẹp. Đến nay, theo ghi nhận tại các trục phố lớn, công tác tuyên truyền về cờ hoa, biểu ngữ, cờ Tổ quốc… được thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, ở một số địa điểm là các con phố nằm sâu trong khu dân cư chưa được đáp ứng như yêu cầu. Còn gần một tuần nữa sẽ đến thời điểm bầu cử, Sở VH&TT với vai trò là đơn vị thường trực sẽ chỉ đạo hướng dẫn các địa phương tăng cường tuyên truyền để không khí đón chào ngày hội của toàn dân rực rỡ hơn nữa”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Công tác tuyên truyền, trang trí hướng tới ngày bầu cử: Tạo khí thế hồ hởi trong toàn dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO