Phó Thủ tướng Hoà ng Trung Hải chỉ đạo họp khẩn vử ứng phó với bão số 3. (Ảnh: Giaothongvantai)
Toà n văn công điện như sau:
Bão số 3 (tên quốc tế là Kalmaegi) đang tiếp tục mạnh thêm, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16 và di chuyển nhanh vử phía đất liửn nước ta; ngà y và đêm 16/9 bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển Vịnh Bắc Bộ và các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bảo cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14, kèm theo mưa lớn trên diện rộng, nhất là tại khu vực Đông Bắc và Việt Bắc. Đây là cơn bão mạnh, di chuyển rất nhanh, diễn biến của bão còn phức tạp, cần theo dõi chặt chẽ diến biến của bão và đử phòng bảo đổ bộ sớm hơn dự báo. Để chủ động đối phó, giảm thiểu thiệt hại do bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. UBND các tỉnh, thà nh phố và các Bộ, ngà nh, cơ quan liên quan đình hoãn các cuộc họp chưa thực sự cần thiết để tập trung chỉ đạo ứng phó với bão; kiểm tra, rà soát phương án phòng, chống bão, nhất là bốn tại chỗ; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, tăng cường thông tin để nhân dân biết chủ động phòng chống bão, mưa lũ, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bão, mưa lũ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.
a) Các địa phương có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, mưa lũ triển khai ngay các biện pháp đảm bảo an toà n công trình, đặc biệt đối với đê biển, hồ đập, công trình thi công dở dang, các hồ chứa có nguy cơ mất an toà n; chỉ đạo, hướng dẫn việc chằng chống nhà cửa, kho tà ng để hạn chế thiệt hại; căn cứ diễn biến của bão chủ động chỉ đạo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toà n; triển khai biện pháp phòng, chống ngập úng tại các đô thị và bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
b) Các tỉnh, thà nh phố ven biển phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng và các đơn vị liên quan:
- Sử dụng mọi phương tiện, bằng mọi biện pháp thông báo cho tà u thuyửn trên biển biết diễn biến của bão, hướng dẫn, kêu gọi tà u thuyửn vử nơi tránh trú an toà n hoặc thoát ra khửi vùng nguy hiểm. Hướng dẫn neo đậu tà u thuyửn tại nơi tránh trú (bao gồm cả tà u du lịch, tà u vận tải); tổ chức di dời, neo đậu lồng bè nuôi trồng thủy sản, nhà nổi đảm bảo an toà n.
- Căn cứ diễn biến của bão và thực tế tại địa phương, quyết định cấm tà u thuyửn ra khơi; các tà u thuyửn hoạt động ở khu vực Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An phải vử bử neo đậu trước 12 giử ngà y 16/9/2014.
- Rà soát, chủ động thực hiện sơ tán, di dời dân tại các khu vực nguy hiểm như vùng thấp trũng ven biển, cửa sông, trên các tà u thuyửn, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, những nơi có khả năng bị ngập sâu và có nguy cơ cao vử sạt lở đất. Việc sơ tán dân tại khu vực nguy hiểm phải hoà n thà nh trước 17 giử ngà y 16/9/2014.
c) Các tỉnh trung du, miửn núi:
- Rút kinh nghiệm từ bão số 2, cần chỉ đạo tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyửn đến từng thôn, bản để người dân được cung cấp đầy đủ thông tin vử thiên tai, biết cách ứng phó và chủ động phòng, tránh, nhằm giảm thiểu những thiệt hại đáng tiếc vử sinh mạng người dân do bất cẩn, chủ quan.
- Tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ trượt lở đất, lũ quét để chủ động sơ tán, di dời đảm bảo an toà n.
- Cử người canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, nước chảy xiết, nhất là qua ngầm, trà n, khu vực nước chảy xiết.
2. Bộ Ngoại giao tiếp tục theo dõi, phối hợp với các cơ quan nắm thông tin vử tà u thuyửn để chủ động liên hệ với các nước, vùng lãnh thổ hỗ trợ ngư dân tránh bão.
3. Bộ Giao thông vận tải: chỉ đạo các Đà i thông tin Duyên hải theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để thông báo cho tà u thuyửn hoạt động trên biển; tổ chức hướng dẫn di chuyển, neo đậu an toà n cho các tà u vận tải (kể các các tà u vận tải lớn, tà u vận tải ven bử); chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toà n cho hà nh khách và các phương tiện vận tải nhất là vùng bị ảnh hưởng của bão; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục hậu quả, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là tại các địa phương có nguy cơ mưa lớn ở khu vực Đông Bắc, Việt Bắc.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo vệ đê điửu, hồ đập thủy lợi, sắp xếp neo đậu tà u thuyửn, triển khai các biện pháp tiêu nước chống úng ngập, bảo vệ sản xuất.
5. Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan liên quan có phương án bảo đảm an toà n cho người và thiết bị trên các công trình thăm dò, khai thác dầu khí; vận hà nh an toà n các hồ thủy điện, hệ thống truyửn tải điện; đảm bảo đủ nguồn lương thực, thực phẩm dự trữ phục vụ nhân dân khi có yêu cầu, đặc biệt là tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt.
6. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng: chỉ đạo các lực lượng biên phòng, Cảnh sát biển phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyửn các địa phương tiếp tục hướng dẫn, kêu gọi tà u thuyửn và o nơi tránh trú bão, đặc biệt là đối với những tà u ở trong khu vực nguy hiểm; chủ động bố trí lực lượng phương tiện sẵn sà ng hỗ trợ nhân dân sơ tán, thực hiện tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.
7. Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an các địa phương bảo đảm an ninh trật tự vùng bị thiên tai, chủ động cấm phương tiện giao thông hoạt động trên đường khi bão đổ bộ trong trường hợp cần thiết, sẵn sà ng hỗ trợ sơ tán nhân dân, phối hợp thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát và hướng dẫn giao thông qua các khu vực bị ngập lũ, đặc biệt qua các ngầm, trà n, khu vực nước chảy xiết.
8. Bộ Thông tin và Truyửn thông chỉ đạo, tổ chức và bố trí các lực lượng cố định và di động ứng trực tại những khu vực bão, lũ để kịp thời xử lý đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó bão, lũ được thông suốt trong mọi tình huống.
9. Bộ Tà i nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia tiếp tục theo dõi diễn biễn của bão; thường xuyên cập nhật thông tin để nhân dân biết chủ động phòng, tránh.
10. Các Bộ, ngà nh khác: theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương triển khai ngay các phương án đối phó với bão số 3; đồng thời chuẩn bị sẵn sà ng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để đối phó với bão, lũ.
11. Đà i Tiếng nói Việt Nam, Đà i Truyửn hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng cường thời lượng phát sóng; thường xuyên thông báo diễn biến thay đổi vử hướng di chuyển và cường độ của bão để các Bộ, ngà nh, địa phương và nhân dân biết, chủ động phòng tránh; tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyửn để cung cấp đầy đủ, kịp thời cho người dân nắm được thông tin vử thiên tai, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.
12. Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương tổ chức thường trực theo dõi, tổng hợp diễn biến bảo, mưa lũ, đôn đốc, chỉ đạo các Bộ, ngà nh, địa phương triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể đối phó với bão và mưa lũ.
13. Thủ tướng Chính phủ cử đoà n công tác của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng triển khai ứng phó với bão./.