Con trai nhạc sĩ Văn Cao: “Gia đình tôi bức xúc vì màn hát Quốc ca bị ngắt tiếng do bản quyền"

KTĐT| 07/12/2021 18:51

Việc phải nghe một bản Quốc ca bị ngắt tiếng vì lý do bản quyền trong trận bóng đá giữa Việt Nam - Lào tại bảng B, AFF cup 2020 khiến hoạ sĩ Văn Thao - con trai cố nhạc sĩ Văn Cao buồn và bức xúc.

Thông tin ngắt âm thanh màn hát Quốc ca mở đầu trận đấu giữa ĐT Việt Nam - ĐT Lào trong khuôn khổ vòng loại AFF Cup diễn ra tối 6/12, trao đổi phóng viên với báo Kinh tế & Đô thị về vấn đề này, hoạ sĩ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao chia sẻ: “Gia đình đã hiến bản "Tiến quân ca" cho Nhà nước, Nhân dân nên ai cũng có thể sử dụng bài Quốc ca này mà không cần thu bản quyền. Việc tính bản quyền Quốc ca là đã vi phạm bản quyền quốc gia. Những chuyện liên quan đến bản quyền, về pháp luật, Nhà nước phải đứng ra để làm cho rõ”.Bên cạnh đó, hoạ sĩ Văn Thao bày tỏ: "Gia đình tôi rất buồn và bức xúc vì sự việc này. Sự việc diễn ra rất vô lý, hài hước, vi phạm một cách trắng trợn. Gia đình đã trao quyền cho Nhà nước, Nhân dân nên gia đình không thể nào đứng ra làm điều này được nên mong Nhà nước vào cuộc. Mặt khác, gia đình từ trước đến nay chưa nhận một đồng nhuận bút nào của bài “Tiến quân ca” nên không các bên sử dụng không thể đi thu tiền bản quyền từ tác phẩm cho dù là bản ghi âm".Đề xuất giải pháp cho vấn đề bản quyền, hoạ sĩ Văn Thao nhấn mạnh: “Tôi không biết là ghi âm như thế nào nhưng về nguyên tắc ngoại giao, Quốc ca Việt Nam phải thống nhất một bản ghi âm do Nhà nước phối khí, dàn dựng và chuyển giao một cách hợp pháp”.

Trước sự việc người hâm mộ không thể nghe "Tiến quân ca" trong phần nghi lễ chào cờ trước trận đấu của ĐT Việt Nam và ĐT Lào tại AFF Cup 2020, nhà báo, nhạc sĩ Nguyễn Lưu bày tỏ bức xúc: "”Tiến quân ca” là niềm tự hào của cả dân tộc. Tuy nhiên sự việc tranh cãi về bản quyền ca khúc đã tồn tại rất nhiều năm qua".

“Tôi kiến nghị lên các chức năng cần phải vào cuộc, đây không phải là chuyện đơn giải của một bài hát, một trận bóng đá… đó là hình ảnh của dân tộc. Tôi đã từng 2 lần sang hội Nhạc sĩ để làm đĩa CD và gửi Tổng cục TDTT, góp ý nhân bản ra để tất cả các trận của ĐT Việt Nam hay thể thao Việt Nam có được thành tích thì phát cho chuẩn nhưng vẫn để sai. Đơn vị tổ chức các trận bóng ở sân vận động quốc gia Mỹ Đình cũng đã có lần sai khi phát bản Quốc ca của Việt Nam…” – nhạc sĩ Nguyễn Lưu nhấn mạnh.

Liên đoàn bóng đá Việt Nam đang tiếp nhận xử lý
Theo Tổng thư ký VFF (Liên đoàn bóng đá Việt Nam) Lê Hoài Anh, khi ĐT Việt Nam thi đấu trên sân nhà hay quốc tế từ trước tới nay chưa xảy ra tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc Quốc ca. Sau trận đấu với ĐT Lào tại AFF Cup 2020 tối ngày 6/12 VFF đang tiếp nhận và tiến hành xử lý. Khi được hỏi về việc VFF có phải gửi bản thu âm Quốc ca Việt Nam cho Ban tổ chức khi ĐT Việt Nam tham dự các trận đấu hay không, ông Lê Hoài Anh cho biết đang kiểm tra lại quy trình này. “Trước mắt sau sự việc Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trên kênh youtube phát sóng trận ĐT Việt Nam và ĐT Lào tối 6/12, VFF sẽ xử lý bằng việc gửi bản thu âm Quốc ca mới cho ban tổ chức AFF Suzuki Cup 2020. Bản thu âm Quốc ca này được sử dụng trong các nghi lễ Quốc gia của Việt Nam” – ông lê Hoài Anh nhấn mạnh.
Thực tế, khoảng 2 năm trở lại đây, các video các trận đấu của các quốc gia khác trên kênh youtube của Next Media đã bị tắt tiếng phần hát Quốc ca để không bị xác nhận bản quyền âm nhạc. Theo đại diện BH Media Hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất bản ghi “Tiến quân ca”, cả trong nước và ngoài nước. Theo Luật Sở hữu trí tuệ nếu bất kì ai bỏ tiền, thời gian, công sức, kĩ thuật ra sản xuất bản ghi (mà đã thanh toán quyền tác giả) thì là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi; bất kì ai sử dụng bản ghi đó thì phải xin phép nhà sản xuất.Sự vô tư sử dụng bản ghi “Tiến quân ca” của hãng đĩa nước ngoài, mà không xin phép, của ban tổ chức sân, đã khiến các kênh youtube ở Việt Nam tiếp sóng bị mất doanh thu. Bằng chứng là: Trong trận Việt Nam - Ả Rập Xê Út diễn ra tối 1/11 tại Việt Nam, kênh youtube của FPT (đơn vị có bản quyền tiếp sóng trận đấu này) đã không thể kiếm được tiền vì lý do trận đấu dùng bản ghi “Tiến quân ca” do hãng đĩa nước ngoài sản xuất, cụ thể là Hãng đĩa Marco Polo. Có thể thấy đây là lỗi vô tình mắc phải kênh youtube của FPT. Bởi vì, ban tổ chức sân đã chọn bản ghi “Tiến quân ca” của Hãng đĩa Marco Polo. Đây là bản ghi mà hãng đĩa này bỏ tiền sản xuất và đã đăng ký bản quyền trên youtube. Theo luật, bất kì ai muốn sử dụng bản ghi này thì phải xin phép nhà sản xuất. FPT chỉ là đơn vị tiếp sóng nhưng vướng vào bản quyền số nên đã bị phạt xóa toàn bộ lượng view từ chương trình phát sóng này.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Dáng quê
    Chúng ta ai cũng có một quê hương của riêng mình. Ở đó đôi khi chỉ giản đơn là một con đường, hàng cây, bờ tre, khóm chuối… Nhưng đó cũng là những hình ảnh thân thương gắn liền với ngày tháng tuổi thơ. Hôm nay podcast Tản văn được gửi đến quý vị và các bạn tác phẩm “Dáng quê” của tác giả Kim Loan.
  • Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư, tạo nguồn lực phát triển Hà Nội
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương và 55 điều (giảm 4 Điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023), trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 55 Điều, bỏ 6 Điều, bổ sung mới 2 Điều. Nổi bật, Điều 43 tại Dự thảo Luật Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi để góp vào sự phát triển Thủ đô.
  • Đọc “Đồng vọng” của Trịnh Thu Tuyết
    Khi cầm trên tay "Đồng vọng" thì trái tim tôi đã đồng vọng tự bao giờ. Và tôi luôn thầm nhủ: tác giả là một người bạn lớn.
  • Chương trình nghệ thuật mùa Vu Lan 2024: Ý nghĩa văn hóa hiếu đạo
    Chương trình nghệ thuật “Vu Lan - Đạo Hiếu và Dân tộc” sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 10/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình An Viên cùng các trang mạng xã hội.
  • Tạp chí Anh đề xuất Hội An là điểm đến tuyệt vời để du lịch vào tháng 7
    Tạp chí Time Out của Anh đã đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới để du lịch vào tháng 7. Trong đó, Hội An xếp vị trí thứ 7.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát hành bộ tem "Cây chè"
    Ngày 21-5, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Cây chè”. Bộ tem gồm 2 mẫu tem và 1 blốc, giá lần lượt là 4.000 đồng, 12.000 đồng và 15.000 đồng.
  • Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
    Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Con trai nhạc sĩ Văn Cao: “Gia đình tôi bức xúc vì màn hát Quốc ca bị ngắt tiếng do bản quyền"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO