Có nhiều lao động bỏ trốn: Hà Tĩnh dễ bị đình chỉ đưa lao động sang Hàn Quốc

Nguyễn Ngọc Vượng/Dan sinh| 25/08/2017 21:50

Theo quy định mới của Chính phủ Hàn Quốc, sẽ có 7 huyện của Hà Tĩnh nằm trong nhóm các địa phương có nguy cơ cao về việc bị đình chỉ lao động tham gia Chương trình ở tất cả các ngành nghề mà doanh nghiệp Hàn Quốc tuyển dụng.

Có nhiều lao động bỏ trốn: Hà Tĩnh dễ bị đình chỉ đưa lao động sang Hàn Quốc - Ảnh 1

Đại diện các huyện ở Hà Tĩnh ký cam kết tuyên truyền đưa lao động hết hạn hợp đồng ở Hàn Quốc về nước.

Sau khi được Chính phủ Hàn Quốc đồng ý cho các huyện ven biển bị ảnh hưởng sự cố môi trường được phép tham gia Chương trình EPS ngành ngư nghiệp, tình hình lao động ở lại cư trú bất hợp pháp của Hà Tĩnh có chiều hướng gia tăng trở lại. Năm 2014, tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp chiếm 41,2%; năm  2015 tỷ lệ này là 42,6%; năm 2016 tăng lên 48,7% và 7 tháng đầu năm  2017 đã tăng lên 52% (là một trong 6 tỉnh có tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp cao nhất cả nước). Đặc biệt, trong 6 tháng và tháng 7 năm 2017, Hà Tĩnh đã phát sinh thêm 2 lao động bỏ trốn ngay sau khi đặt chân đến Hàn Quốc làm cho tình hình càng  phức tạp hơn.

Số liệu thống kê của Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh cho thấy, tình hình lao động Hà Tĩnh cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đang là vấn đề "nóng" khi mà toàn tỉnh hiện có 1.288 người, chiếm 52% tổng số lao động hết hạn hợp đồng. Năm 2016 và 2017, đã có 6 địa phương bị phía Hàn Quốc đình chỉ một phần Chương trình đó là các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, Can Lộc và Kỳ Anh.

Hiện nay, theo quy định mới của Chính phủ Hàn Quốc, sẽ có 7 huyện nằm trong nhóm các địa phương có nguy cơ cao về việc bị đình chỉ tham gia Chương trình ở tất cả các ngành nghề mà doanh nghiệp Hàn Quốc tuyển dụng. Đứng đầu trong các địa phương là huyện Nghi Xuân: 495 người, Cẩm Xuyên: 220, Đức Thọ: 88 người, Lộc Hà: 86 người, Thạch Hà: 77 người, Can Lộc: 71 người.

Có nhiều lao động bỏ trốn: Hà Tĩnh dễ bị đình chỉ đưa lao động sang Hàn Quốc - Ảnh 2Lao động Hà Tĩnh có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc đang gặp rào cản lớn bởi nhiều lao động làm việc tại Hàn Quốc đã hết hợp đồng nhưng không về nước.

Được biết, cùng với việc áp dụng các biện pháp xử lý chống trốn như: Thực hiện kỹ quỹ 100 triệu đồng và xử phạt từ 80 đến 100 triệu đồng đối với lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp, thời gian qua, trên địa bàn Hà Tĩnh, các sở, ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt trong việc tuyên truyền, vận động gia điình và bản thân người lao động chấp hành đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng và các quy định của Chính phủ Hàn Quốc. Đến nay, Hà Tĩnh đã tuyên truyền vận động được 1.197 lao động về nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Có nhiều lao động bỏ trốn: Hà Tĩnh dễ bị đình chỉ đưa lao động sang Hàn Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO