Cơ hội thưởng lãm nhiều tài liệu, hiện vật đồ gỗ sơn thếp

Thanh Bình| 29/06/2017 08:19

Gần 100 tài liệu hiện vật đồ gỗ sơn thếp trong đó có những hiện vật độc đáo và quý hiếm vừa được Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam giới thiệu tới công chúng. Trưng bày “Nét vàng son - Sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng” diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 1 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 20/6 đến hết tháng 11/2017) hứa hẹn mang đến cho công chúng nhiều trải nghiệm thú vị.

Bộ sưu tập hiện vật phong phú

Gần 100 tài liệu hiện vật về đồ gỗ sơn thếp trong đó có những hiện vật độc đáo, quý hiếm được giới thiệu tại trưng bày nằm trong bộ sưu tập đồ gỗ sơn thếp đã được Bảo tàng Lịch sử quốc gia nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, bảo quản trong nhiều năm qua. Các hiện vật này trải dài trong suốt các niên đại thời Lê, Nguyễn (thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XX) – một giai đoạn phát triển rực rỡ của nghề làm đồ sơn và sơn son thếp vàng. Dù không có những hiện vật “đỉnh cao”, nhưng bộ sưu tập hiện vật được trưng bày khá phong phú và đa dạng về kiểu dáng, hoa văn trang trí với kỹ thuật chế tác riêng.

Từ các hiện vật là tượng thờ như: tượng Tam Thế phật, tượng phật A Di Đà, tượng Quan Âm, tượng Thích ca sơ sinh, tượng tổ Bồ Đề Đạt Ma, tượng Hậu, tượng Phỗng… đến các hiện vật là đồ thờ như: hương án, khám thờ, ngai thờ, sập thờ, bài vị, lư hương, lọ hoa, lỗ bộ, kiếm thờ, hoành phi, câu đối… hay một số hiện vật làm bằng đồ gỗ sơn thếp khác như: hộp đựng ấn, phù điêu Thập Điện Diêm Vương, đèn lồng, kiệu bát công, long đình… Bên cạnh đó, trưng bày còn giới thiệu một số tư liệu, hình ảnh liên quan đến nghề làm đồ sơn son thếp vàng như: công cụ, nguyên vật liệu, sản phảm chế tác vàng quỳ; quy trình gia công làm quỳ vàng bạc cổ truyền ở làng nghề Kiêu Kỵ, kỹ thuật sơn son thếp vàng ở làng nghề Sơn Đồng.

Cơ hội thưởng lãm nhiều tài liệu, hiện vật đồ gỗ sơn thếp
Khách tham quan nhóm hiện vật Phật giáo tại phòng trưng bày “Nét vàng son”.

Mỗi một hiện vật như một minh chứng cho bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của ông cha ta. Từ những cảm hứng trong đời sống, trong thiên nhiên, họ đã tạo ra các sản phẩm để đời. Những hiện vật được trưng bày vừa hết sức quý giá, linh thiêng  nhưng cũng vô cùng thân thuộc bởi nó hiện hữu trong cuộc sống của người dân, tồn tại trong các thiết chế văn hóa của người Việt như chùa, đình, đền…

Theo ông Nguyễn Quốc Bình, Trưởng phòng trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia thì nét mới trong trưng bày “Nét vàng son – Sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia” đó là trưng bày được thể hiện theo dạng tổ hợp - nhóm các hiện vật liên quan trong các không gian thờ tự tôn giáo, tín ngưỡng kết hợp trưng bày theo loại hình, kiểu dáng, chức năng. Dù không gian trưng bày khá “khiêm tốn”, nhưng bảo tàng đã cố gắng để có thể giới thiệu một cách khái quát nhất về lịch sử của ngành nghề cũng như khối di sản từ ngành nghề truyền thống sơn thếp mà ông cha ta đã để lại. 

Gửi gắm nhiều thông điệp 

Nghề chạm khắc gỗ, làm đồ sơn là một ngành nghề có truyền thống lâu đời của người Việt. Những phát hiện đồ gỗ sơn son cho thấy nghề chạm khắc gỗ sơn của Việt Nam đã có truyền thống lâu đời. Đồ gỗ sơn thếp không chỉ thể hiện quan niệm nhân sinh, tư duy thẩm mỹ, bàn tay tài hoa của cha ông mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử, nghệ thuật, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng... Với nét chạm khắc tinh xảo, sắc đỏ của sơn, ánh sáng của vàng cùng những đề tài trang trí sinh động mang ý nghĩa tốt lành, cao quý, đồ gỗ sơn thếp được gắn với những nơi tôn nghiêm, trang trọng chốn cung đình hay nơi thờ tự và trở thành những tác phẩm nghệ thuật, những vật quý giá, linh thiêng… 

Theo ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia thì đây là lần đầu tiên Bảo tàng Lịch sử quốc gia trưng bày các hiện vật về đồ gỗ sơn thếp, một nghề thủ công đã tồn tại từ 2000 năm trước và vẫn còn tồn tại đến hôm nay. “Triển lãm như một sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, một minh chứng cho sự phát triển của nghề sơn son thếp vàng, đồng thời cũng cho thấy những nỗ lực của bảo tàng trong công tác bảo quản, gìn giữ hiện vật” – ông Cường nhấn mạnh.

Từ góc nhìn của người làm công tác sưu tập hiện vật, nhà sưu tập Nguyễn Bằng Giang đánh giá: “Đây là bộ sưu tập hiện vật hết sức phong phú và tương đối toàn diện về thể loại, kiểu dáng. Trưng bày đã khơi dậy lòng yêu thích nghệ thuật truyền thống, giúp cho người dân thêm yêu mến và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của ông cha.”

Có thể nói, trưng bày “Nét vàng son” là cơ hội để công chúng hiểu sâu sắc hơn về những giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật, ý nghĩa của đồ gỗ sơn son thếp vàng trong đời sống người Việt, từ đó góp phần nâng cao ý thức cho công chúng trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa làng nghề thủ công truyền thống, tinh hoa văn hóa dân tộc. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Cơ hội thưởng lãm nhiều tài liệu, hiện vật đồ gỗ sơn thếp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO